Hóa điên vì "vùng kín" ngứa ngáy, khí hư như bã đậu nên làm gì?

Viêm âm đạo không điều trị dễ bị viêm nhiễm sâu, lan lên tử cung, vòi trứng

Rửa "vùng kín" bằng nước muối sao vẫn ngứa?

9 biểu hiện báo động “vùng kín” có vấn đề

Tại sao phụ nữ mãn kinh hay bị viêm âm đạo?

Ngại quan hệ vì vùng kín viêm nhiễm, phải làm gì?

Khổ vì ngứa âm đạo không chịu nổi

M. (23 tuổi, nhân viên văn phòng) mấy hôm nay cứ đứng ngồi không yên vì ngứa “chỗ ấy”. M. tâm sự, “vùng kín” rất ngứa rát, khí hư trắng như bã đậu, nhiều khi ngứa quá không chịu nổi cô phải vào nhà vệ sinh rửa nhưng không hiểu sao càng rửa càng ngứa. Đồng nghiệp khuyên nên đi khám phụ khoa nhưng M. chưa từng quan hệ nên lần lữa mãi mới dám đi khám.

Cùng chung sự khó chịu như M. là chị H. (34 tuổi, kế toán). Chị H. bị ngứa âm đạo, khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, lợn cợn. Chị thường rửa bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước muối loãng nhưng vẫn không hết ngứa. Kèm theo ngứa âm đạo, chị H. còn bị đau rát, thậm chí đi tiểu cũng buốt. Tự chữa mãi không khỏi, chị H. mới quyết định đi khám thì mới biết bị viêm âm đạo do nấm.

Viêm âm đạo – dai dẳng, dễ tái phát

ThS.BS Vũ Thị Tuyết Mai – Bộ Y tế cho biết: Ngứa rát âm đạo, khí hư ra nhiều, trắng như bã đậu, kèm theo tiểu buốt là triệu chứng của viêm âm đạo do nấm: Candida albicans, Trichomonas vaginalis, tạp trùng… Khám phụ khoa thấy lớp màng mỏng màu trắng bên trong môi nhỏ và trên niêm mạc âm đạo, bề mặt lớp niêm mạc sưng đỏ. Viêm âm đạo gây đau đớn và khó chịu khi giao hợp, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc âm đạo, lở loét, chảy máu.

Bình thường, khí hư sinh lý có màu trắng trong đến trắng sữa, có thể nhiều hơn quanh thời điểm rụng trứng, trước khi có kinh nguyệt. Khí hư, dịch âm đạo là do tuyến yên sinh ra, giúp âm đạo luôn sạch, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi khí hư ra nhiều, có màu và có mùi lạ lại khiến âm đạo viêm nhiễm, nặng mùi. Viêm âm đạo không điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể gây viêm nhiễm sâu, lan đến cổ tử cung, tử cung, vòi trứng… gây tắc vòi trứng, vô sinh hiếm muộn. phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo thì dễ bị sảy thai, sinh non.

Viêm âm đạo tái phát do vệ sinh không đúng cách, thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo lâu dài, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, corticoid, mắc bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường không kiểm soát… dễ làm thay đổi độ pH âm đạo, khiến vi khuẩn, nấm men sinh sôi mạnh gây ngứa ngáy, viêm nhiễm.

Giữ vùng kín luôn sạch, khô thoáng, bổ sung thêm hormone nội tiết từ thiên nhiên giúp phòng ngừa viêm âm đạo

Bên cạnh đó, có một vấn đề quan trọng nhưng ít được chị em để ý đó là: Cần phải điều trị viêm nhiễm cho cả chồng. Bởi, khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, nấm, vi khuẩn từ phụ nữ lây nhiễm sang đàn ông. Nếu chỉ điều trị vợ, quan hệ tình dục không an toàn lại khiến nấm men lây nhiễm sang, khiến viêm nhiễm âm đạo tái phát mãi không dứt.

Khi thấy dịch tiết có bất thường, chị em nên đi khám phụ khoa, có thể soi tươi dịch âm đạo (nếu cần), để được điều trị hiệu quả. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý vệ sinh sạch, không mặc quần lót bó sát, giữ “vùng kín” luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Để phòng ngừa và hạn chế viêm nhiễm phụ khoa, cách tốt nhất là giữ cho độ pH âm đạo luôn trong ngưỡng bình thường, tránh để vi khuẩn xấu sinh sôi quá nhiều. Độ pH âm đạo chịu tác động của hormone nội tiết tố, bởi vậy, muốn độ pH ổn định thì hormone nội tiết cũng cần phải cân bằng. Với những phụ nữ bị suy giảm nội tiết, dùng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng (liệu pháp hormone từ thiên nhiên), giúp cân bằng “cội nguồn” nội tiết tố nữ giúp phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo, khô âm đạo… Tuy nhiên, dù đảm bảo an toàn, chị em vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ hay chuyên gia tư vấn trước khi dùng.

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa