- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Phụ nữ cần làm xét nghiệm giữa thời điểm từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ.
Vẩy nến và mối liên quan với đái tháo đường type 2, béo phì
Điều trị đái tháo đường type 2 bằng phẫu thuật giảm cân
Nguy cơ đái tháo đường do tiếp xúc với thuốc trừ sâu
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?
TS.BS Lê Thị Thu Hà – Trưởng Khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết:
Chào bạn!
Việc trị bệnh, dùng thuốc trong thai kỳ cần hết sức cẩn trọng nhưng quan niệm mắc bệnh không dám chữa có khi còn nguy hiểm hơn cho cả người mẹ lẫn em bé trong bụng ví dụ như bệnh đái tháo đường thai kỳ mà bạn đang gặp. Nếu đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát tốt bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hay các biện pháp triệt để hơn khi cần thiết thì sức khỏe của thai phụ và thai nhi sẽ bị đe dọa.
Nguyên tắc chung của điều trị đái tháo đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ ăn sao cho đường huyết ở mức cân bằng. Bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Trong khẩu phần ăn giảm mỡ, giảm bột và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng no quá hay đói quá. Khi đã thực hiện đúng theo nguyên tắc trên mà đường huyết ổn định thì không cần phải dùng thuốc, chỉ cần thực hiện đúng chế độ và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần. Trong trường hợp đường huyết cao, bạn vẫn phải điều trị bằng insulin và theo dõi đường huyết mỗi ngày vào buổi sáng lúc nhịn đói.
Với bệnh đái tháo đường thai kỳ vẫn có phác đồ điều trị an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Nếu thấy cơ thể có biểu hiện khác lạ hoặc cảm thấy bệnh nặng lên thì nhanh chóng thông báo với bác sỹ.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Theo các bác sỹ, việc để mắc bệnh trong thai kỳ là không ai muốn và nhiều căn bệnh cho dù được can thiệp khi mắc phải vẫn có thể để lại hậu quả trên thai phụ và thai nhi như Rubella, sởi, thủy đậu… nên thai phụ cần tiêm ngừa trước khi mang thai.
Nếu thai phụ vì lý do nào đó chưa tiêm phòng thì cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng. Lưu ý: Trước khi dùng sản phẩm thực phẩm chức năng nào, thai phụ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.
Nếu thai phụ mắc bệnh thì cũng không nên quá hoảng sợ hay vội vã bỏ thai vì sợ thai dị tật. Nên bình tĩnh đi tư vấn và tầm soát các nguy cơ bởi tùy vào tuổi thai, mức độ bệnh, cơ địa thai phụ… sẽ có những cách xử lý phù hợp mà không nhất thiết phải bỏ thai.
Bình luận của bạn