Homocysteine cao - Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Homocysteine cao có thể gây bệnh tim mạch nguy hiểm

5 thói quen đơn giản giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Chế độ ăn kiêng thay đổi lối sống có tốt cho người bị bệnh tim?

Cứ 4 người thì có 2 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Quả sa kê giúp chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và chống ung thư?

Homocysteine là gì?

Homocysteine là một phân tử gồm 20 acid amin (acid amin là các phân tử cần để cơ thể tổng hợp tất cả protein). Vì homocysteine không thể được lấy từ thức ăn nên nó phải được tổng hợp từ các amino acid khác, chẳng hạn như methionine (có trong thịt, cá và các chế phẩm từ sữa).

Ở người khỏe mạnh, homocysteine được chuyển đổi thành sản phẩm lành tính, nhưng khi homocysteine không được chuyển hóa đúng cách nó sẽ bị tích tụ bên trong cơ thể và đóng vai trò tương tự như một chất độc hại. Điều này gây ra tình trạng viêm, tạo ra những sự thay đổi tiêu cực trong hệ thống tim mạch, thần kinh và nội tiết.

Cụ thể, nồng độ cao của homocysteine trong cơ thể có thể gây ra:

- Tổn thương thành động mạch do bản chất kích thích của nó, dẫn đến viêm và tạo thành mảng xơ vữa, những hiện tượng này cuối cùng làm tắc nghẽn dòng máu đi đến tim. Từ đó tăng nguy cơ cao bị bệnh tim, như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp và cholesterol bất thường - điều này là do sự gia tăng tình trạng viêm, đôi khi do đông máu một cách tự nhiên và cũng vì tắc nghẽn các động mạch lớn.

- Nguy cơ bị bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và các vấn đề nhận thức khác.

- Ở trẻ em: Gây rối loạn sự phát triển và ảnh hưởng tới khung xương, bao gồm cong cột sống hoặc xương ngực nhô ra phía trước.

- Các chi bị kéo dài, một số bệnh nhân có ngón chân hay ngón tay rất dài và gầy.

- Các rối loạn về hành vi, bao gồm tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ và khuyết tật trí tuệ khác.

- Đau nửa đầu hoặc đau đầu.

- Bất thường về tâm thần: Trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực và các vấn đề tâm thần khác.

- Có thể bị chậm phát triển, dị tật bẩm sinh hoặc đau nhức thường xuyên.

Nồng độ homocysteine cao có thể do các yếu tố:

Yếu tố di truyền: Khiếm khuyết về gene ở các enzyme tham gia quá trình chuyển hóa homocysteine như cystathionine beta‑synthase (CBS), methionine synthase (MS) và methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR).

Thiếu hụt các vitamin B như B6, B12 và folate: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bổ sung các chất này có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh viêm tim, suy giảm nhận thức, trầm cảm… vì nó giúp giảm lượng homocysteine trong máu.

Suy thận mạn tính: Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận mạn tính do suy giảm dần số lượng nephron, từ đó làm giảm dần chức năng thận. Suy thận mạn là một bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh do tích lũy trong cơ thể người bệnh nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, trong đó có chất homocystein. Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy, trên bệnh nhân suy thận mạn, homocystein có mối liên quan đến các biến chứng tim mạch và tử vong.

Từ các yếu tố trên có thể khoanh vùng những người có nguy cơ bị homocysteine cao bao gồm: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; Người nghiện rượu và sử dụng ma túy; Bất cứ ai bị suy giảm chức năng gan hay thận; Người bị đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp hoặc mất cân bằng nội tiết tố; Những thường xuyên sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc nhuận tràng; Những người dùng thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc hạ cholesterol, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống co giật (như phenytoin và carbamazepin), các thuốc kháng acid, thuốc giảm đau NSAIDs và thuốc chống trầm cảm.

Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu khuyến cáo, ngay từ bây giờ, hãy kiểm soát homocysteine và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch để bảo vệ sức khỏe và tính mạng bằng: Chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao, dùng thuốc đúng theo chỉ định và sử dụng thực phẩm chức năng phù hợp.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch Thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch