GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Ung thư cổ tử cung: Những dấu hiệu dễ nhận biết
Ung thư cổ tử cung: Bệnh ác tính gây tử vong cao
Vaccine ngừa 97% nguy cơ ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung: Phòng ngừa thế nào là đúng?
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao nhận thức về ung Ung thư cổ tử cung tại Việt Nam”. Theo đó, ước tính cứ 100.000 người phụ nữ thì có tới 22 người mắc ung thư cổ tử cung, mỗi năm có hơn 5.000 trường hợp mắc mới và hơn 2.000 trường hợp tử vong.
Theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên nhân chính của tình trạng này là do phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và chưa có hệ thống phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp và dễ tiếp cận.
Ngay cả khi những người phụ nữ phát hiện các dấu hiệu tiền lâm sàng các tổn thương của ung thư cổ tử cung thì họ cũng chưa được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, nhận thức của phụ nữ ở nhiều vùng nông thôn về ung thư cổ tử cung còn thấp, họ không coi việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung là quan trọng và chủ yếu là đi khám một cách thụ động.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức – Viện Trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình (RaFH), đơn vị trực tiếp thực hiện Dự án Nâng cao nhận thức về Ung thư cổ tử cung tại Việt Nam, cho biết: “Để giúp người phụ nữ hiểu được vai trò của khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, chúng tôi đã thực hiện dự án ở Hòa Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Hậu Giang và đã thu được nhiều thành công nhất định”.
Trong thời gian tới, RaFH tiếp tục các hoạt động khám sàng lọc ung thư cổ tử cung và nâng cao nhận thức của cộng đồng, phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để căn bệnh này không còn là mối đe dọa đối với phụ nữ Việt Nam.
Bình luận của bạn