Hơn 3.300 người mắc đột quỵ mỗi ngày

GS.TS.BS. Phạm Minh Thông - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến

Cảnh giác nguy cơ đột quỵ nếu bị đau nửa đầu thường xuyên!

Huyết áp thấp cũng có thể gây tử vong

Tập thể dục ở tuổi 40 giúp giảm nguy cơ đột quỵ xuống 37%

Giảm nguy cơ đột quỵ bằng thiết bị cấy ghép

Uống trà lài để giảm nguy cơ đột quỵ, ung thư thực quản

Đó là phát biểu của TS. Vũ Đăng Lưu - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai tại Hội thảo khoa học chuyên đề “Điều trị bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp” vào ngày 15/7/2016 tại Bệnh viện Bạch Mai.

Hội thảo được diễn ra dưới sự chủ trì của các giáo sư, tiến sỹ y khoa đầu ngành của Việt Nam như GS.TS.BS. Phạm Minh Thông - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, GS.TS.BS. Lê Văn Thính - Trưởng khoa Thần kinh, Phó chủ tịch hội Thần kinh Việt Nam; PGS.TS.BS. Nguyễn Đạt Anh - Chủ tịch phân hội Cấp cứu Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia của gần 400 đại biểu là lãnh đạo Sở Y tế khu vực phía Bắc; Giám đốc các bệnh viện đa khoa tỉnh; Trung tâm cấp cứu 115; Chuyên khoa Cấp cứu, Thần kinh, Tim mạch các bệnh viện, Chẩn đoán hình ảnh các bệnh viện công và bệnh viện tư…. 

Toàn cảnh diễn ra hội thảo

TS. Vũ Đăng Lưu - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi máu não. Trong đó nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng cholesterol máu, hút thuốc lá... Ở các nước phát triển, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong, sau bệnh Tim mạch và ung thư.”

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ bao gồm: Nói ngọng, liệt mặt (méo miệng), liệt nửa người, đau đầu đột ngột, chóng mặt, mất thị lực đột ngột… Nếu thấy người bệnh có những dấu hiệu trên thì lập tức gọi cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến bệnh viện. Thời gian vàng để xử trí hiệu quả bệnh đột quỵ là trong vòng 3 tiếng.

Lý do phải đưa người bệnh vào viện ngay là vì trong trường hợp não người bệnh bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được. Do đó, phải đưa người bệnh vào viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sưng hoặc bị chèn ép.

Nếu người bệnh mắc đột quỵ không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể để lại di chứng kéo dài như hôn mê, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, mất ngôn ngữ không thể tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân được… và cần người trợ giúp lâu dài.

Theo các bác sỹ, tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu hay đánh gió vì những tác động này vô tình có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không tự ý dùng thuốc huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp >180/100mmHg (không dùng thuốc hạ huyết áp dạng nhỏ dưới lưỡi).

Tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh đột quỵ

Theo TS. Mai Duy Tôn - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, đối với đột quỵ thiếu máu não (do tắc mạch máu não), bệnh nhân có thể được xử trí cấp cứu như dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong 4,5 giờ đầu, nếu bệnh nhân có tắc các động mạch não lớn có thể lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học qua đường động mạch trong 6 giờ đầu.

TS. Vũ Đăng Lưu - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong điều trị bệnh đột quỵ hiện nay có 2 phương pháp chính được sử dụng thường quy. Phương pháp đầu tiên là điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này được thế giới nghiên cứu và công nhận là có hiệu quả từ năm 1995, áp dụng lần đầu tại Việt Nam năm 2007 và tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009. Tuy nhiên cửa sổ điều trị ngắn nên chỉ áp dụng cho các bệnh nhân đến viện sớm trong vòng 4,5 tiếng đầu sau khởi phát do tắc các mạch máu vừa và nhỏ. Phương pháp thứ hai là điều trị can thiệp qua đường động mạch để lấy huyết khối bằng các dụng cụ cơ học. Đây là kỹ thuật hiện đại có tỷ lệ tái thông cao với cửa sổ điều trị mở rộng thành 6 tiếng với vòng tuần hoàn trước và 12 tiếng với vòng tuần hoàn sau.”

Hiện nay, kỹ thuật tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch đã được Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ, triển khai ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bãi Cháy, ĐK Phố Nối, Hải Dương, Saintpaul, Thanh Nhàn, Bắc Ninh… Còn kỹ thuật lấy huyết khối cơ học đường động mạch có thể thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh