Tìm ra "thủ phạm” chính gây thừa cân, béo phì: Kháng Leptin

Kháng Leptin là nguyên nhân hàng đầu gây thừa cân, béo phì

Cấy ghép phân FMT giúp chống bệnh béo phì và đái tháo đường

Béo phì và những bệnh lý nào cần cẩn trọng với Covid-19?

Bổ sung bột dưa hấu có lợi cho người béo phì

Đây là lý do bạn cố gắng mấy cũng không thể giảm cân

Mối quan hệ giữa Triglyceride và Leptin cao

Leptin là loại hormone sinh ra từ chất béo, thực hiện chức năng “giao tiếp” với bộ não khi chúng ta ăn. Khi thiếu năng lượng, leptin sẽ được sản sinh, giúp chuyển tín hiệu tới não để chuyển hóa chất béo. Khi bị kháng leptin, cơ thể sẽ tự chuyển sang chế độ “đói” ngay cả khi bạn vừa ăn, khiến cơ thể liên tục lưu trữ chất béo.

Khi có quá nhiều Leptin lưu thông trong máu, các khu vực sau đây của cơ thể bị ảnh hưởng:

- Khi có quá nhiều leptin lưu thông trong máu, các tế bào trong cơ thể bão hòa, thụ thể sẽ ngừng hấp thụ Leptin, gây ra tình trạng kháng leptin khiến não không nhận được thông điệp bạn đã no.

- Leptin thúc đẩy lưu trữ chất béo.

- Leptin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, ham muốn tình dục và tuổi dậy thì. Đó là lý do 80% những phụ nữ béo phì bị mắc chứng kháng leptin thường dậy thì sớm hơn so với người bình thường.

Ăn quá nhiều tinh bột làm tăng lượng đường trong máu

Các nhà khoa học chứng minh nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) cao có thể ngăn chặn Leptin vượt qua hàng rào máu não (lớp màng mỏng bảo vệ não) để truyền tín hiệu “no” đến não. Kháng Leptin sẽ khiến cho cơ thể tiếp tục dữ trữ nhiều mỡ, chất béo, gây ra tình trạng thừa cân, béo phì và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Các loại đường và thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, mì ống, gạo và khoai tây làm gia tăng hàm lượng chất béo trung tính trong cơ thể.

Chế độ ăn kiêng cho người bị kháng Leptin

Chế độ ăn uống là bước đầu tiên và quan trọng nhất để ổn định nồng độ hormone Leptin. Ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột có thể dẫn đến tình trạng kháng Leptin, triglyceride cao, tăng cảm giác thèm ăn. Do đó, áp dụng chế độ ăn kiêng giúp cơ thể tăng độ nhạy cảm với Leptin và kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì. Để khắc phục tình trạng kháng Leptin, hãy thử kết hợp những lời khuyên dưới đây trong chế độ ăn uống của bạn:

Ăn kiêng và tập thể dục giúp tăng độ nhạy cảm Leptin, ngăn ngừa béo phì

- Không ăn đồ ngọt và soda. Đường và siro ngô đã được chứng minh là tác nhân trực tiếp làm cho não kháng Leptin. Đồ ngọt cũng tăng triglyceride, ngăn không cho Leptin truyền tín hiệu đến não.

- Ăn chế độ ăn kiêng low-carb để điều hòa Leptin trong máu. Bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu tinh bột (mì ống, gạo, bánh mì, khoai tây, ngô, bánh ngọt…) để kiểm soát lượng đường trong máu và insulin.

- Sử dụng các chất béo lành mạnh như dầu dừa, bơ, ghee, dầu olive, quả bơ, cá hồi… Những chất béo lành mạnh có thể kích hoạt hormone Leptin hoạt động hiệu quả.

- Bổ sung dầu cá, thực phẩm chức năng giàu acid béo Omega-3 giúp điều hòa nồng độ Leptin.

- Bạn cần thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là các bài tập thể hình, bài tập nâng cao giúp điều hòa mức Leptin cơ thể cần.

Phạm Mơ H+ (Theo University Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp