Chuyện thú vị: Loài kiến cũng có thể phát hiện ung thư?

Sau khi huấn luyện, loài kiến cũng có thể phát hiện ung thư.

Hiểu đúng về "thực dưỡng" cho bệnh nhân ung thư

Làm thế nào để tìm kiếm thông tin về bệnh ung thư một cách hiệu quả?

Nam giới “bụng bia” tăng nguy cơ tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt

Làm sao để tỉnh táo trước “ma trận” tin đồn về ung thư?

Tại sao dùng kiến để phát hiện ung thư?

Lấy cảm hứng từ những động vật có thể đánh hơi như chó hoặc chuột giúp ích cho con người, các nhà khoa học Pháp đã nghiên cứu xem liệu loài kiến có làm được điều tương tự.

Theo TS. Baptiste Piqueret - nhà nghiên cứu tại Đại học Sorbonne Paris Nord cho biết: “Sử dụng khứu giác để phát hiện ra bệnh không phải là một ý tưởng mới. Loài kiến ​​có trí nhớ và khứu giác rất tốt, chúng tôi đã dùng nó phát hiện ung thư.”

Kiến có thể phát hiện bệnh nhờ vào khứu giác và khả năng ghi nhớ - Ảnh: daophatngaynay.com.

Kiến có thể phát hiện bệnh nhờ vào khứu giác và khả năng ghi nhớ - Ảnh: daophatngaynay.com.

Mặc dù nghiên cứu này vẫn còn khá xa vời so với thực tế, nhưng biết đâu một ngày nào đó, nó trở thành một phương pháp mới, dễ ứng dụng để phát hiện ung thư. Phương pháp chẩn đoán mới này liệu có khả thi không?

Các tế bào ung thư thường có mùi, do các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Các nhà nghiên cứu đã thêm vào tế bào ung thư một ít đường giống như phần thưởng để kiến nhắm tới và quen mùi. Chỉ cần áp dụng vài lần, kiến ​​biết rằng mùi ung thư gắn liền với thức ăn và nó sẽ tìm kiếm mùi vị đó vì phần thưởng. Khi huấn luyện xong, người ta đem đến cho con kiến ​​một mùi đã học (mùi ung thư) nhưng không có phần thưởng và một mùi mới. Kết quả cho thấy, những con kiến ​​đã tìm đến đúng mùi đã học thay vì mùi mới.

Loài chó cũng có thể phát hiện ung thư bằng cách tương tự nhưng phải mất hàng tháng hoặc sau hàng trăm lần thử nghiệm. Còn kiến tiếp thu nhanh hơn, chỉ cần sau ba lần huấn luyện trong phòng thí nghiệm. Kiến giao tiếp với nhau chủ yếu thông qua mùi hương và ăng-ten của chúng có độ nhạy cao để phân biệt được những khác biệt mùi vị dù là rất nhỏ. Có đến hơn 14.000 loài kiến và một số loài đặc biệt nhạy bén trong việc phát hiện các hợp chất, đó là lý do vì sao các nhà khoa học sử dụng kiến để chẩn đoán ung thư mà không phải các loài khác.

Sử dụng kiến để chẩn đoán ung thư: Thực tế hay viển vông?

TS. Corrie Moreau - nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Cornell Moreau cho rằng đây không chắc là một phương pháp tối ưu để chẩn đoán ung thư. Nghiên cứu chỉ tập trung vào các tế bào ung thư thuần túy trong phòng thí nghiệm chứ không phải những tế bào đang phát triển bên trong cơ thể người. 

Sử dụng kiến để chẩn đoán ung thư chưa thể đi vào thực tế ngay - Ảnh: tuvikhoahoc.com.

Sử dụng kiến để chẩn đoán ung thư chưa thể đi vào thực tế ngay - Ảnh: tuvikhoahoc.com.

Bác sỹ chuyên khoa ung thư Anna Wanda Komorowski ở New York nhận thấy nghiên cứu rất thú vị và bà ấn tượng với việc huấn luyện kiến, tuy nhiên sẽ cần nhiều thí nghiệm hơn nữa để biết được kiến ​​sẽ ghi nhớ mùi vị trong bao lâu. Một khó khăn nữa trong việc đưa nghiên cứu này vào thực tiễn đó là chi phí rất tốn kém để tiếp cận công nghệ nhuộm tế bào giúp kiến chẩn đoán ra ung thư.

Một tín hiệu lạc quan là nếu nghiên cứu được đi vào thực tiễn, đây sẽ là một giải pháp đơn giản hơn để phát hiện tế bào ung thư. Tuy vậy, kiến vẫn cần được người huấn luyện. Nói cách khác, áp dụng cách này vẫn còn phụ thuộc vào yếu tố con người và các chi phí liên quan.

Và liệu những con kiến ​​chỉ có thể phát hiện ra ung thư trong phòng thí nghiệm hay nếu tương tác trực tiếp với bệnh nhân sẽ chẩn đoán nhanh hơn. TS. Moreau nói: “Cơ thể con người phát ra nhiều mùi khác nhau, bài toán đặt ra là những con kiến có thể bỏ qua được tất cả các mùi không liên quan và chỉ tập trung vào mùi hương mục tiêu không? Một câu hỏi nữa là liệu có bệnh nhân nào sẵn sàng để những con kiến ​​đã được huấn luyện bò khắp cơ thể và tìm kiếm các tế bào ung thư?”.

 
Thu Phương
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất