Hiểu đúng về "thực dưỡng" cho bệnh nhân ung thư

Hiểu đúng về vấn đề chế độ ăn thực dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư

Thực dưỡng: Hiểu đúng - áp dụng đúng

Chế độ ăn thực dưỡng và ung thư

Chế độ ăn thực dưỡng có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Chế độ ăn thực dưỡng: Ăn đúng cách mang tới lợi ích gì?

Người bệnh ung thư ăn ít thịt, sữa có thể giúp kéo dài sự sống?

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân mắc mới và tử vong do ung thư đang có xu hướng tăng nhanh. Căn bệnh ác tính đã trở thành gánh nặng đối với toàn xã hội, là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của mỗi người.

TS. BS. Phạm Tuấn Anh – Phó Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K chia sẻ: “Cơ chế bệnh sinh của ung thư khá phức tạp, còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, cần được nghiên cứu thêm. Điều trị ung thư là vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi đa mô thức, nhiều chuyên khoa. Chính vì thế rất nhiều nguyên nhân ra đời thông tin về ung thư sai lệch, người bệnh mắc ung thư bị lợi dụng.”

Hiểu đúng về "thực dưỡng" cho bệnh ung thư

yen phi

Bác sỹ Đào Thị Yến Phi - Nguyên Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Có nhiều người đang không hiểu đúng, định nghĩa không đúng về chế độ ăn thực dưỡng. Đây là một chế độ ăn gồm ăn hải sản, rau củ, trứng sữa, đôi khi chay hoặc thuần chay... một cách cố định dựa trên những ý tưởng về các loại thực phẩm sau khi nghiên cứu. Nguyên tắc chính của chế độ ăn uống thực dưỡng là giảm các sản phẩm từ động vật, ăn thực phẩm được trồng tại địa phương đang trong mùa và với lượng sử dụng trong bữa ăn có chừng mực.

Bác sĩ Yến Phi chia sẻ: “Tất cả thực phẩm chúng ta ăn không có cái gì tốt, không có cái gì xấu. Tốt hay xấu là do chúng ta ăn và nên ăn như thế nào. Cái gì cũng nên ăn nhưng đừng nên ăn gì quá nhiều. Đó là cách ăn uống tốt nhất cho tất cả mọi người.”

GS.TS.Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết: “Trong cơ thể của bệnh nhân ung thư đương nhiên là cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản là bất kỳ loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Nhưng việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein... chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học."

Hiện tại, không một bằng chứng lâm sàng nào có giá trị nghiên cứu cao cho thấy chế độ ăn uống thực dưỡng có thể chữa bệnh ung thư hoặc các bệnh khác, và nó có thể gây hại.

Chế độ dinh dưỡng hiệu quả cho bệnh nhân ung thư

Các loại chất dinh dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:

Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Cần ăn đa dạng tạo sự cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm (thịt lợn nạc, thịt bò...). Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

dinh-duong-1576030554

Bệnh nhân ung thư cần cân đối giữa các nhóm chất, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh...

Tinh bột: Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

Chất béo: Chất cung cấp giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định (hàm lượng acid béo không quá 50% tổng năng lượng). 

Rau quả: Tiêu chí tươi sạch - đảm bảo chất lượng vệ sinh. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin. Nên ăn ít nhất khoảng 300gr rau và 200g trái cây mỗi ngày. Nên ăn nhiều các loại rau xanh đậm như cải xoăn, rau bina, súp lơ, bí xanh... trái cây nên ăn đa dạng, ưu tiên những loại quả mà bản thân thích ăn.

Ngoài ra, người bệnh nên uống đủ nước hoặc có thể thay thế bằng nước trái cây tươi để bổ sung vitamin và các chất nhằm tăng sức đề kháng.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị nhưng bạn cần bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ sức khoẻ, đáp ứng được với phác đồ điều trị. 

 
Thu Mai
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư