Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc ung thư gan

Chế độ dinh dưỡng hiệu quả cho bệnh nhân ung thư gan

Người bệnh ung thư bị “bủa vây” bởi tin đồn

Chữa ung thư theo "thần y" - tiền mất tật mang

Ung thư gan nguyên phát: Phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả

Những điều cần biết về ung thư gan nguyên phát

Vì sao tỷ lệ ung thư gan gia tăng?

Ung thư gan điều trị như thế nào?

6 loại thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư gan

TS. BS. Đào Thị Yến Phi - Nguyên trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Giảng viên chính Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ “Xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cho người mắc ung thư gan rất khó khăn vì gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể: tiết mật tiêu hóa chất béo, chuyển hóa chất đạm, tổng hợp protein,... Cần thực hiện các xét nghiệm chức năng gan rồi mới điều chỉnh chế độ ăn hợp lý."

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng hiệu quả

Với bệnh nhân ung thư gan, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh nên lựa chọn đa dạng loại thực phẩm bởi việc đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Lựa chọn đồ uống đồ uống có hàm lượng protein và calo cao như sữa lắc, sữa hạt hoặc chất bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng. Sữa chua cũng là lựa chọn tốt do góp phần làm giảm khả năng phát triển ung thư gan và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn..  

Chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm giàu chất Dinh dưỡng

Chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Bổ sung nước cũng rất quan trọng vì chính thói quen uống đủ nước sẽ làm giảm độc tính của thuốc cũng như giảm một số tác dụng không mong muốn do các phương pháp điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật...) gây ra như khô miệng, buồn nôn...

Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán. Bỏ rượu bia để giảm tải gánh nặng làm việc của gan.

Áp dụng chế độ ăn Keto trong điều trị ung thư gan

Keto hỗ trợ làm chậm quá trình phát triển bệnh thông qua các cơ chế giảm lượng chất nuôi sống tế bào ung thư. Đây là chế độ ăn hạn chế các chất đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả và các sản phẩm từ sữa, bổ sung các sản phẩm giàu chất béo và đủ protein.

Nghiên cứu từ năm 2020 cho thấy việc tuân theo chế độ ăn keto có thể giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn keto cũng có thể làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với hóa trị, xạ trị hoặc một số liệu pháp nhắm mục tiêu.

Qua khảo sát, chế độ ăn ketogenic dường như không tạo ra tác dụng phụ tuy nhiên khi áp dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.

z3402610252885_f032dc98c9251aa556282f452d5fa5ca

Một số thực phẩm chuyên gia sức khỏe khuyên áp dụng: bánh mì nguyên cám, đậu phụ, sữa chua, hạt quinoa, pho mát, thịt gà,...

Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân truyền hóa chất  

Trước khi truyền hóa chất, người bệnh cần ăn nhiều để tăng năng lượng, cung cấp đủ vitamin, muối khoáng, chất xơ. Hạn chế lượng muối hấp thụ trong một ngày (khoảng 4-5g muối); bổ sung đủ lượng nước (40ml/kg cân nặng /ngày) và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh đầy bụng cũng như hấp thu thức ăn hiệu quả.

Trong ngày truyền hóa chất, người bệnh cần cố gắng duy trì phần ăn. Các món ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp thanh đạm, ít mùi vị, mềm lỏng để đảm bảo dễ tiêu hóa. Nếu cảm thấy bản thân người bệnh mệt mỏi, chán ăn thì nên bổ sung các bữa phụ bằng nước cháo, nước hoa quả hoặc sữa với số lượng từ 50-100ml/lần.

Sau khi truyền hóa chất lựa chọn chế độ dinh dưỡng tránh các tác dụng phụ:

- Nôn, buồn nôn: Ngậm gừng trước khi ăn 30p, chế biến thức ăn thanh đạm và có thể kết hợp thêm sử dụng thuốc hỗ trợ.

- Đầy bụng, ăn không tiêu: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Sử dụng các loại nước, nước cháo gạo, nước gừng, bổ sung thêm sữa chua vào bữa phụ

- Sốt cao: uống nhiều nước, tăng cường các thức uống nhiều vitaminC. Ăn các loại thức ăn mềm, lỏng như soup, bún, phở, cháo. Sử dụng một số gia vị có tính kháng khuẩn như tỏi, hạt tiêu, gừng,  tô, rau diếp cá…

 
Thu Mai (Theo Helthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe