Điều trị trạng thái động kinh như thế nào?

Một số bệnh lý thần kinh có thể gây ra trạng thái động kinh

Dùng thuốc động kinh ở trẻ cần lưu ý những gì?

Điều trị bệnh động kinh như thế nào?

Động kinh có thể gây đột tử

Phân biệt co giật do sốt và co giật do động kinh

Phân loại trạng thái động kinh

Trạng thái động kinh được phân loại theo type co giật (cơn co giật toàn thể so với các cơn co giật cục bộ) và theo biểu hiện (co giật vận động cục bộ và không có biểu hiện co giật).

Trạng thái động kinh trơ là tình trạng động kinh không đáp ứng với 2 nhóm thuốc điều trị. Có khoảng 30 – 43% bệnh nhân bị động kinh trơ, với thời gian nằm viện kéo dài hơn và hậu quả nặng nề.

Nguyên nhân của trạng thái động kinh 

Theo các chuyên gia, trạng thái động kinh xuất hiện do tăng hoạt tính của amine kích thích thần kinh trong não, điển hình là glutamate, giảm hoạt tính của GABA trên não. Cơn co giật trong trạng thái động kinh kéo dài trên 30 – 45 phút có thể gây ra các tổn thương não gây ra các di chứng thần kinh. Ngoài ra, tình trạng động kinh có thể gây ra nhiều hậu quả khác như: Rối loạn hô hấp, rối họa huyết áp, mất nước, tăng thân nhiệt…

Nguyên nhân gây ra trạng thái động kinh có thể được chia thành 2 nhóm: Do bệnh lý thần kinh hoặc do các rối loạn mạn tính.

- Do bệnh lý thần kinh: Một số bệnh lý thần kinh như viêm não, viêm màng não, đột quỵ, tổn thương não do chấn thương, tổn thương não toàn thể do giảm oxy mô, tăng huyết áp… có thể gây ra trạng thái động kinh.

- Do các rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết, rối loạn điện giải, tăng ure máu, sốt cao cũng có thẻ là nguyên nhân gây ra trạng thái động kinh. Ngoài ra, những bệnh nhân không tuân thủ điều trị thuốc chống động kinh cũng có thể gặp phải trạng thái động kinh.

Tỷ lệ tử vong ở người có trạng thái động kinh khoảng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây trạng thái động kinh. Tỷ lệ tử vong ở nhóm có trạng thái động kinh trong bệnh lý cấp tính cao hơn 6 lần ở nhóm động kinh mạn tính.

Chẩn đoán trạng thái động kinh như thế nào?

Các bác sỹ thường xác định trạng thái động kinh dựa vào thăm khám lâm sàng thần kinh và điện não đồ (EEG)

- Khám lâm sàng thần kinh: Đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán trạng thái động kinh không co giật. Cần đánh giá mức độ ý thức, các động tác tự động hoặc rung cơ, các biểu hiện không đối xứng gợi ý tổn thương thực thể khu trú.

- Khám lâm sàng phân biệt các type co giật trong trạng thái động kinh

- Điện não đồ: Điện não đồ là phương pháp chính xác nhất trong chẩn đoán trạng thái động kinh

Để phòng ngừa trạng thái động kinh, bệnh nhân nên uống thuốc đầy đủ, tái khám định kỳ để điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra bệnh nhân động kinh nên tránh lạm dụng rượu, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm

Bên cạnh những chỉ định của bác sỹ kê đơn, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như An tức hương, câu đằng, GABA,... giúp ổn định dẫn truyền thần kinh trung ương, an thần, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, giúp người bệnh động kinh sớm hồi phục và hòa nhập với cộng đồng.

Thùy Trang H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh