Sổ mũi là một trong những triệu chứng của các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Con dễ tự kỷ khi thai phụ phơi nhiễm khói bụi
Ô nhiễm khói bụi, trẻ kém thông minh
Khói bụi làm tăng nguy cơ tự kỷ
Hít khói bụi nhiều dễ rối loạn nhịp tim
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là gì?
Đường hô hấp trên có nhiệm vụ chủ yếu là đưa không khí từ bên ngoài vào cơ thể, giúp làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Trong khi đó, các bộ phận của hệ thống hô hấp dưới thực hiện chức năng lọc không khí và trao đổi khí.
Viêm đường hô hấp xảy ra ở mọi độ tuổi
Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí nên những tác động của môi trường như khói, bụi, hơi độc, virus, vi khuẩn, nấm mốc lạnh, nóng đều ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp trên.
Vì vậy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là căn bệnh phổ biến hơn so với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên điển hình như cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản... và với những triệu chứng như sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, rát họng, ho, khàn tiếng, khó thở, đau tai, đau ngực, nhức mỏi toàn thân...
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do khói bụi
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh về đường hô hấp trên là do bụi, dị nguyên trong không khí, khói thuốc lá (hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người nhà phả ra)... Ngoài ra, những nhóm nguyên nhân khác có thể gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là dị ứng thời tiết, vi sinh vật gây bệnh (nấm, vi khuẩn, virus). Những người có sức đề kháng kém khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc thời tiết thay đổi cũng rất dễ mắc bệnh.
Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do khói bụi
Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do khói bụi hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng còn điều trị căn nguyên vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu.
Theo đó, các bệnh nhân cần đi khám và uống thuốc theo chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa, kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị từng loại bệnh. Người bệnh cần điều trị dứt điểm, không tự ý ngưng sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của các bác sỹ để tránh tái phát.
Ngoài ra, mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:
- Đeo khẩu trang chất lượng mỗi khi đi ra đường.
- Đảm bảo giữ vệ sinh mũi họng thường xuyên, dùng nước muối sinh lý hoặc muối biển, khí dung nước muối hàng ngày.
Đeo khẩu trang đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Không hút hoặc tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào.
- Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh
Bình luận của bạn