Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim đang đến gần

Để xác định chính xác bệnh nhồi máu cơ tim bác sỹ sẽ chỉ định làm điện tâm đồ hoặc chụp động mạch vành

Huyết áp thấp cũng có thể gây tử vong

Cùng một bệnh nhưng... số mệnh khác nhau

Những bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhẹ đang bị thờ ơ

Lo ngay ngáy nhồi máu cơ tim vì... nắng nóng

Nhồi máu cơ tim do đâu

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi có sự suy giảm đột ngột dòng chảy của máu trong động mạch vành (động mạch chính nuôi và cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ tim). Sự suy giảm này gây ra bởi hiện tượng tắc nghẽn của động mạch vành mà chủ yếu do mảng xơ vữa động mạch hoặc do cục máu đông hình thành tại chỗ hoặc từ nơi khác di chuyển đến. Mảng xơ vữa và cục máu đông được hình thành do một số yếu tố như: Hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa chất béo.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi cục máu đông gây tắc hoàn toàn động mạch

Trong một số trường hợp, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh, co thắt mạch vành, các bệnh tự miễn…Tùy vào vị trí động mạch bị tắc và vùng cơ tim được động mạch đó nuôi dưỡng mà bệnh nhân có những triệu chứng nặng nhẹ khá nhau. Với những tổn thương nặng và lan tỏa, bệnh nhân có thể bị vỡ cơ tim do hoại tử vùng thiếu máu nuôi dưỡng. Khi xảy ra tình trạng này, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim

 Đối với người trẻ, nhồi máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục nữ, tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ cân bằng trở lại.

Biểu hiện điển hình thường gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là có cảm giác đau căng và thắt chặt ở giữa ngực, sau đó lan tỏa đến cánh tay, vai, cổ, răng, hàm, vùng bụng. Triệu chứng đi kèm là tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh. Các dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới, vùng bị tổn thương và các bệnh đi kèm.

Biểu hiện của nhồi máu cơ tim là cảm giác đau thắt ở giữa ngực

Nguy hiểm hơn, có những bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này xảy ra chủ yếu ở người già, phụ nữ hoặc người bị đái tháo đường.

Khi có các biểu hiện triệu chứng trên, nhất là ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện có khoa/đơn vị can thiệp tim mạch để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.

Có thể phòng ngừa

Mặc dù là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nhưng nhồi máu cơ tim vẫn có thể phòng ngừa được nếu thay đổi lối sống bằng cách tránh các thói quen xấu như: Không hút thuốc lá vì đây là yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình nhồi máu cơ tim; Thường xuyên tập thể dục, hạn chế stress, tránh béo phì bằng việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, nên kiêng ăn các chất béo bão hòa như thịt mỡ, da động vật, hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng gia cầm, tim, gan động vật… Bên cạnh đó cũng cần điều trị tốt bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

Người bị nhồi máu cơ tim nên tăng cường ăn trái cây và rau xanh

Tầm soát tốt nguy cơ gây bệnh là vấn đề đáng được quan tâm, không chỉ đơn giản giúp điều trị triệu chứng, mà còn chống tình trạng thiếu máu cơ tim, giảm co thắt mạch vành, hạ lipid máu, hạ huyết áp,… Ngày nay nhiều người đã lựa chọn phương pháp kết hợp các thảo dược như đỏ ngọn, sơn tra, hoàng bá… trong phác đồ điều trị cùng với thuốc đặc hiệu, qua đó hiệu quả điều trị sẽ được nâng lên trong khi hiệu ứng phụ sẽ giảm đi khá nhiều.

Chất flavonoid trong cây đỏ ngọn có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể làm giảm khả năng tuần hoàn máu. Đỏ ngọn còn được sử dụng chống cục máu đông, chống xơ vữa động mạch, hỗ trợ trị các bệnh về tim, điều hòa tuần hoàn máu và tăng cường máu lên não, giảm bệnh nhồi máu cơ tim.

Thùy Trang H+ 


Tầm soát tốt nguy cơ gây bệnh là vấn đề đáng được quan tâm, không chỉ đơn giản giúp điều trị triệu chứng, mà còn chống tình trạng thiếu máu cơ tim, giảm co thắt mạch vành, hạ lipid máu, hạ huyết áp,…Ngày nay nhiều người đã lựa chọn phương pháp kết hợp các thảo dược như đỏ ngọn, sơn tra, hoàng bá… trong phác đồ điều trị cùng với thuốc đặc hiệu, qua đó hiệu quả điều trị sẽ được nâng lên trong khi hiệu ứng phụ sẽ giảm đi khá nhiều.

  Chất flavonoid trong cây đỏ ngọn có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể làm giảm khả năng tuần hoàn máu. Đỏ ngọn còn được sử dụng chống cục máu đông, chống xơ vữa động mạch, hỗ trợ trị các bệnh vè tim, điều hòa tuần hoàn máu và tăng cường máu lên não, giảm bệnh nhồi máu cơ tim.

 

 

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch