- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu tập luyện điều độ giúp thai nhi luôn khỏe mạnh
Virus Zika ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai?
Virus Zika ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai?
Mẹ bổ sung vitamin D khi mang thai, con giảm nguy cơ hen suyễn
7 sai lầm thường gặp ở phụ nữ mang thai
Khi em bé phát triển trong tử cung, cơ thể người mẹ sẽ trải qua những thay đổi lớn. Để khỏe mạnh trong thai kỳ, bà bầu cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
Tập thể dục có ý nghĩa đặc biệt đối với phụ nữ mang thai vì nó giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp. Tập thể dục khi mang bầu cũng giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về những bài tập an toàn cho bà bầu.
Phụ nữ không tập thể dục khi mang thai có nguy cơ bị tăng cân quá mức, tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch, khó thở, đau lưng, suy tĩnh mạch, thay đổi tâm trạng...
Phụ nữ mang thai nên tập luyện với cường độ tăng dần. Khi mới bắt đầu tập, nên tập khoảng 3 lần/tuần với thời gian khoảng 15 phút, sau đó dần dần tăng lên 4 lần/tuần với thời gian 30 phút. Lưu ý: Trước khi luyện tập nên khởi động trước; Không nên tập luyện quá sức. Nếu thấy mệt mỏi thì bà bầu nên dừng lại và nghỉ ngơi.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt. Vì vậy bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, bông cải xanh... Để giữ sắt trong thức ăn bạn không nên nấu đồ ăn quá lâu. Táo bón là một tác dụng phụ phổ biến của việc bổ sung chất sắt. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Nên ăn nhiều bánh mì, ngũ cốc và rau củ. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để tránh táo bón.
Bên cạnh đó, bà bầu còn bổ sung đủ vitamin và khoáng chất theo đúng khuyến nghị của bác sỹ để giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh, phòng ngừa những biến chứng của thai kỳ và dị tật thai nhi do thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu này.
Thanh Tú H+ (Theo Dnaindia)
Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng viên bổ sung PreIQ - Hơn cả mẹ tròn con vuông
Bình luận của bạn