- Chuyên đề:
- Bệnh nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu
Hết nhiệt miệng, lở miệng bằng cách tự nhiên an toàn và nhanh chóng
Làm gì để hết nhiệt miệng do ăn nhiều đồ nóng ngày Tết?
Viêm loét niêm mạc miệng phải làm sao?
Hết khổ sở, “méo mặt” vì nhiệt miệng!
Nước khế chua
Quả khế chua có chứa kali, phospho, magne và vị chua của acid tartric, acid oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Lấy 2 - 3 quả khế chua, rửa sạch và giã nát, cho vào nồi, thêm nước ngập khế, đun sôi một lúc rồi tắt bếp. Chờ khi nước nguội thì ngậm nước khế và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Rau ngót
Theo Đông y, lá và rễ rau ngót đều có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Để trị nhiệt miệng, bạn dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Hòa nước này với ít mật ong. Dùng bông thấm nước rau ngót - mật ong và bôi vào những vết nhiệt miệng, lở miệng. Ngày bôi 2 - 3 lần để nhanh có hiệu quả.
Ngoài cách trên, bạn cũng có thể kết hợp ăn canh rau ngót thường xuyên để giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
Nước cam
Nước cam chứa vitamin B, C, folate đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm hiệu quả, nước ép cam có tác dụng rất tốt cho những người bị nhiệt miệng. Mỗi ngày bạn nên uống 2 cốc nước ép cam, nhưng đừng uống khi đang đói.
Nhiều người cũng dùng quả sung để trị nhiệt miệng do sung giúp sát trùng, làm lành vết thương và khử mùi hôi. Rửa sạch 5 quả sung cùng vài lá sung, cho vào nồi, cho thêm nước rồi ninh một lúc. Chắt lấy nước rồi ngậm nước này trong miệng khoảng 10 - 15 phút sẽ giúp làm lành vết nhiệt miệng nhanh chóng.
Tỏi
Tỏi cũng được coi là một trong những phương pháp trị nhiệt miệng hiệu quả. Thái tỏi thành những lát mỏng và đắp trực tiếp lên nốt nhiệt miệng khoảng 15 phút. Sau đó, súc miệng lại cho thật sạch.
Bạn cũng có thể giã nát 3 - 4 tép tỏi cùng chút nước và chắt lấy nước cốt. Ngậm nước cốt tỏi trong miệng khoảng 10 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối. Thực hiện phương pháp này khoảng 3 - 4 ngày, những vết nhiệt miệng sẽ lành lại và không còn bị đau.
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua có vị chua, hơi ngọt, giúp giải độc và trị nhiệt miệng rất tốt. Ngậm nước ép cà chua khoảng 4 lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bạn cũng nên thêm cà chua vào chế độ ăn uống hàng ngày như thêm vào món salad, xào hay nấu canh.
Phòng ngừa nhiệt miệng, lở miệng thế nào?
- Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng trong mùa Hè. Vì thực phẩm cay nóng không chỉ khiến bạn dễ bị nổi mụn, ngứa ngáy mà còn gây nhiệt miệng, loét miệng.
- Hạn chế ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
- Hạn chế uống rượu bia, cà phê.
- Ăn nhiều thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt, mát gan.
- Uống khoảng 2 lít nước/ngày để tăng khả năng đào thải độc tố trong cơ thể.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch.
Bình luận của bạn