- Chuyên đề:
- Bệnh nhiệt miệng
Các vết lở loét nhỏ phía trong miệng, má và nướu gây đau đớn, khó chịu
Viêm loét niêm mạc miệng phải làm sao?
Hết khổ sở, “méo mặt” vì nhiệt miệng!
Giải pháp giúp đánh bay nhiệt miệng sau 72 giờ!
Loét miệng có phải do thiếu vi chất?
Nước oxy già
Nước oxy già có tác dụng chính là tẩy rửa vết thương và sát khuẩn. Pha ½ chén nước oxy già và ½ chén nước đun sôi để nguội, sau đó dùng bông thấm trực tiếp hỗn hợp dung dịch nước oxy già vào vết loét miệng. Bạn có thể sử dụng dung dịch này để súc miệng. Không ăn hoặc uống sau 1 giờ bôi dung dịch này. Muốn vết nhiệt miệng nhanh lành, nên áp dụng phương pháp này hàng ngày.
Nước hạt rau mùi
Hạt rau mùi (ngò) có tính sát khuẩn, trị hôi và nhiệt miệng rất tốt
Hạt rau mùi (ngò) tách hoặc nghiền bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, rồi cho vào trong cốc nước sôi. Ngâm khoảng 5 phút. Sau đó, lọc bỏ hạt lấy nước. Dùng nước hạt rau mùi súc miệng 3 - 4 lần/ngày. Hạt rau mùi (ngò) có tính sát khuẩn, trị hôi miệng và nhiệt miệng rất hiệu quả.
Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hàng ngày để nhanh chóng làm lành các vết loét miệng. Không những vậy, giấm táo còn giúp loại bỏ vết bẩn, mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, nướu, làm trắng răng và cho hơi thở thơm tho. Sau khi súc miệng bạn có thể chải răng như bình thường.
Dùng tỏi
Chất allicin trong tỏi giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây nhiệt miệng
Lấy 3 - 4 tép tỏi, giã nát, chắt lấy nước cốt tỏi. Sau đó ngậm nước cốt tỏi trong miệng khoảng 10 phút thì nhổ ra, súc lại miệng bằng nước muối pha loãng. Thực hiện 3 - 5 ngày, các vết nhiệt miệng sẽ mau lành, giảm đau một cách nhanh chóng.
Dùng nha đam (lô hội)
Cắt một đoạn lá nha đam, rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ xanh bên ngoài rồi lấy phần nhựa trắng bôi vào các vết lở loét quanh miệng. Nhựa nha đam có tính kháng khuẩn giúp làm giảm sưng, đỡ đau và giúp vết thương mau lành. Thực hiện phương pháp này hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
Cách phòng tránh để không bị nhiệt miệng, lở miệng:
- Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
- Luôn luôn giữ răng miệng sạch bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý để phòng nhiễm nấm và vi khuẩn.
- Nên khám răng, miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương (nếu có).
- Hạn chế với các loại thức uống chứa cồn như bia rượu, cà phê, trà đặc, thức ăn nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt...
- Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc.
- Bên cạnh đó, việc bồi bổ nâng cao thể trạng, uống vitamin tổng hợp cũng giúp phòng tái phát bệnh.
Bình luận của bạn