3 giai đoạn vàng tăng chiều cao tối đa

Lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm thì sẽ có khả năng cao 1m64 vào lúc trưởng thành

Hormon tăng trưởng có giúp tăng chiều cao?

Tăng chiều cao và củng cố hệ xương cho con

Làm gì để giúp trẻ tăng chiều cao?

6.000 tỷ đồng cải thiện chiều cao người Việt

Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao bao gồm: Di truyền: 23%; Dinh dưỡng: 31%; Hoạt động thể lực (thể dục thể thao): 20%; Môi trường: 16%; Tâm lý xã hội: 10%

Trong đó, di truyền là yếu tố không thể tác động, mà chủ yếu chịu ảnh hưởng của gen di truyền của thế hệ trước. Tuy vậy, yếu tố di truyền không quyết định tuyệt đối về chiều con của con người lúc trưởng thành mà phần nhiều sẽ do các yếu tố dinh dưỡng, thể thao, môi trường và không loại trừ cả yếu tố tâm lý xã hội là các yếu tố tác động giúp tăng chiều cao.

Chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi. Chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì lớn sẽ cao 1m64.

Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1.25. Ví dụ, khi 10 tuổi trẻ cao 1m4 thì lúc trưởng thành sẽ cao 1m75.

Trong đó, yếu tố dinh dưỡng là quan trọng, dễ tác động và cải thiện nhất. Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho bà mẹ từ lúc mang thai, cần chú ý thêm 2 giai đoạn phát triển quan trọng là giai đoạn sơ sinh (đến 3 tuổi). Trong 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm. Khi được 1 năm, chiều cao của trẻ đạt mức 75 – 78cm. Trung bình bé trai cao khoảng 75,7cm, bé gái khoảng 74cm. 2 năm tiếp theo, mỗi năm, trẻ cao thêm được 8 – 10cm  nếu được nuôi dưỡng tốt.

Giai đoạn từ 3 – 10 tuổi ở trẻ gái và 3 - 13 tuổi ở bé trai: Trẻ chỉ tăng 6 – 7cm/ năm. Cho đến giai đoạn dậy thì (con gái từ 10 – 13 tuổi và con trai từ 13 – 17 tuổi) được coi là cơ hội cuối cùng và cũng là quan trọng nhất để tăng chiều cao. Nếu được nuôi dưỡng tốt, tập luyện thể thao đúng cách, cùng với môi trường sống ổn định và tâm lý tốt, trẻ sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ có thể tăng chiều cao nhưng tốc độ rất chậm.

Dù xác định được 3 "thời điểm vàng" trong tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhưng chúng ta không thể biết chính xác thời điểm nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để phát triển chiều cao tối ưu. Đặc biệt, luôn luôn phải chú trọng đầu tư cho xương bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đúng phương pháp, phối hợp với các biện pháp hỗ trợ khác. Đặc biệt, cần lưu ý dinh dưỡng đa dạng và hợp lý giữa “chất và lượng”. Cung cấp hàng ngày đủ dinh dưỡng cả chất và lượng để đảm bảo sức khỏe và giúp xương phát triển nhanh nhất. Như vậy, khẩu phần ăn cần đủ 4 nhóm dinh dưỡng (đạm, béo, đường, vitamin). Trong đó, chú trọng ăn hàng ngày thịt cá, trứng, sữa, rau xanh, quả tươi,… Các con nên hạn chế đồ ăn nhiều chất béo như đồ rán, Fastfood,…. Nên uống từ 2 ly sữa trở lên mỗi ngày nữa vì sữa là thực phẩm không thể thiếu nếu muốn phát triển chiều cao. Tuyệt đối không nên nhịn ăn, ăn kiêng quá mức, việc này khiến cơ thể không nhận đủ năng lượng cần thiết mỗi ngày.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đưa vào khẩu phần ăn và dùng thực phẩm chức năng chứa những dưỡng chất có liên quan mật thiết đến việc giúp tăng trưởng chiều cao như: Canxi, Kẽm, Magie, Đồng, Mangan, Boron, Silic, chondroitin, DHA, quan trọng nhất là Vitamin D và MK7 giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, nhờ đó xương và sụn sẽ dài nhanh, chắc khỏe dẻo dai nhất. Bổ sung qua đường ăn uống là rất khó đầy đủ và cân đối những dưỡng chất này. Vì vậy, việc lựa chọn các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các thành phần này sẽ tạo nên sự tiện lợi và đơn giản hơn, giúp con dễ dàng bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp tăng chiều cao mỗi ngày, ngay từ 06 tháng tuổi đến sau 18 tuổi.

Thiên Bình H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ