Cách trị ho khan hiệu quả khi thời tiết chuyển mùa

Những cơn ho kéo dài khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi

Đinh hương - Dược liệu tự nhiên chữa ho và đau họng

Mẹo chữa ho mùa lạnh cực kỳ hiệu quả!

Có nên thường xuyên dùng viên ngậm chữa ho?

Chuối và nước ấm giúp điều trị viêm phế quản

Cách chữa ho bằng mật ong

Mật ong làm dịu cơn ho trong cổ họng và có đặc tính kháng khuẩn.

Thực hiện: Lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy 5 đến 10 phút. Để nguội, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê.

Lưu ý khi dùng mật ong trị ho

- Nếu bạn đang dùng các loại thuốc trị sốt, chữa cảm lạnh thì không nên dùng mật ong mà chờ đến khi ngưng thuốc.

- Các loại kẹo ngậm hay siro chữa ho… cũng không nên dùng kết hợp với mật ong.

- Đối với người lớn liều dùng không quá 20 - 50gr/ngày.

- Đối với trẻ nhỏ, do sức đề kháng còn chưa hoàn thiện, khi ăn mật ong dễ xảy ra ngộ độc hoặc xuất hiện các biểu hiện như táo bón, kém ăn, bỏ bú...

- Đối với trẻ dưới 6 tuần tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho dùng mật ong.

Chữa ho bằng tỏi

Theo các nghiên cứu, trong tỏi còn chứa selen và nhiều nguyên tố vi lượng… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, trị ho hiệu quả.

Thực hiện: Lấy 2 - 3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Nghiền lấy nước. Cho bé uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2 - 3  lần.

Liều dùng: Dùng  2 - 3 tép tỏi cho trẻ em, 7 - 8 tép tỏi cho người lớn.

Chữa ho bằng lá me, gừng và nước cốt chanh

Sự kết hợp của 3 loại nguyên liệu này tạo nên một công thức giàu tinh dầu có tác dụng làm dịu, làm ấm đường hô hấp vì thế có thể chữa ho, thường là ho do cảm mạo hiệu quả nhất.

Thực hiện: Rửa sạch 3 nắm lá me cho vào nồi nấu cùng với 7 lát gừng mỏng và 2 cốc nước. Đun nhỏ lửa trong 30 phút cho đến khi nước rút lại còn 1 cốc, lọc nước bỏ xác. Tiếp tục đổ phần nước lọc được vào nồi, cho thêm 2 thìa đường và nước cốt chanh (5 quả), khuấy đều là có thể dùng được. Bảo quản loại siro trị ho này trong tủ lạnh và dùng mỗi ngày 3 lần.

Liều dùng: Cho bé uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần thìa cà phê; Người lớn uống 4 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa

Củ cải trắng

Củ cải trắng là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các gia đình vào mùa Đông. Ngoài ra củ cải trắng còn được sử dụng như một phương pháp trị ho hiệu quả.

Thực hiện: 1 củ cải trắng + 3 lát gừng tươi xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10 - 15 phút. Cho bé uống mỗi lần 2 - 3 thìa cà phê, uống 3 lần/ngày. Thực hiện theo cách đơn giản này, cơn ho của bé sẽ đỡ đi rất nhiều.

Chườm muối, gừng ấm

Thực hiện: Lấy 200gr muối và 100gr gừng thái sợi, đem rang 2 nguyên liệu này lên rồi đổ vào khăn, buộc chặt lại. Lúc nguyên liệu còn nóng chườm lên vùng rốn (lưu ý: độ nóng vừa phải, da có thể chịu được). Làm trong 3 - 5 phút. Sau đó chườm hai bên sườn, mỗi bên 5 phút cho đến khi hỗn hợp không còn nóng thì dừng lại. Làm cách trị ho này 1 lần/1 ngày trước khi đi ngủ.  Phương pháp này giúp điều trị ho khan rất hiệu quả.

Để những cơn ho nhanh chóng biến mất hơn, ngoài việc áp dụng các cách trị ho bằng gừng bạn cũng nên: Mặc ấm đặc biệt giữ ấm vùng họng và cổ tay, chân; Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng để sát khuẩn; Tránh thức ăn đồ uống lạnh, bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm, trị ho khác như tỏi, củ cải trắng, chanh tươi, bắp cải,…
Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp