Chữa hói hiệu quả bằng cách cải thiện hệ miễn dịch
Hi vọng mới chữa bệnh hói đầu
Phòng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh
Những vitamin cần bổ sung khi bị rụng tóc
Rụng tóc: Ai? Tại sao? Thế nào?
10 thói quen xấu làm rụng tóc
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư quốc gia Tây Ban Nha (CNIO) đã tìm thấy một mối liên kết giữa các đại thực bào (tế bào của hệ miễn dịch) và các tế bào gốc nang lông.
Phát hiện bất ngờ
“Những con chuột thí nghiệm đã bắt đầu mọc lông mới sau khi dùng thuốc chống viêm”, Mirna Perez-Moreno – tác giả nghiên cứu, cho biết.
Nhận thấy điều kỳ lạ, Mirna và các cộng đã quyết định tìm hiểu về cơ chế giao tiếp giữa các tế bào để kích thích mọc tóc – điều mà trước đó khoa học chưa thể lý giải được.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng một số đại thực bào lưu trữ dưới da bị chết đi cũng là một giai đoạn trong cơ chế gây chết tế bào (quá trình apoptosis). Sự kết hợp của các đại thực bào còn sống và đã chết lại hoạt hoá các tế bào gốc gần đó và làm cho tóc mọc lên.
Các nang tóc (màu xanh) được bao quanh bởi cụm đại thực bào lưu trữ dưới da (màu đỏ). Sự giao tiếp phân tử giữa các đại thực bào và tế bào gốc nang lông kích thích mọc tóc.
Tính năng kỳ diệu của đại thực bào
“Các đại thực bào không chỉ có khả năng chống nhiễm trùng và làm lành vết thương, chúng còn tham gia kích hoạt các tế bào gốc nang tóc ở vùng da không bị viêm”, Mirna phấn khích nói.
Tác giả nghiên cứu giải thích rằng, khi các đại thực bào chết đi, một lớp phân tử tín hiệu (signaling molecule) có tên Wnt cũng được sinh ra. Việc sử dụng một loại thuốc úc chế Wnt và các đại thực bào sẽ làm trì hoãn quá trình kích hoạt nang tóc.
Nói cách khác, sự giao tiếp phân tử giữa các đại thực bào và tế bào gốc nang lông kích thích mọc tóc. Vì thế, việc cải thiện chức năng đại thực bào, hay tăng cường hệ miễn dịch, cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mọc tóc.
Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ được tiến hành trên chuột, các nhà khoa học tin rằng phát hiện của họ sẽ giúp phát triển các phương pháp mới để giải quyết vấn đề rụng tóc và hói đầu ở người.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí PLOS Biology.
Bình luận của bạn