Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng yếu
9 điều nên làm ngay khi bắt đầu có dấu hiệu cảm lạnh, cúm
Đã khỏi cảm lạnh, tại sao vẫn bị ho?
5 cách bạn có thể làm để phòng ngừa cảm lạnh và ho cho trẻ
Cách phòng ngừa cảm lạnh đơn giản: Bổ sung vitamin D
Bác sỹ Eve Glazier - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Tin tốt với bạn và gia đình là cảm lạnh thông thường sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi, ngạt mũi, ho có thể khiến trẻ khó chịu và quấy khóc và khiến con trẻ mất ngủ.
Khi trẻ bị ho do cảm lạnh, bạn không nên dùng các loại thuốc ho không kê đơn (OTC) để giảm ho. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, thuốc ho OTC được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc ho có chứa codeine hoặc hydrocodone không nên sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Do vậy, nếu muốn sử dụng thuốc cho con, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nhi khoa.
Cảm lạnh thường do virus gây ra nên sử dụng thuốc kháng sinh không giúp con bạn giảm bệnh mà còn có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Để giảm các triệu chứng sốt, hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh cho con, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: Bổ sung đủ nước cho trẻ; Sử dụng máy làm ẩm không khí để giúp giảm ngạt mũi. Nếu mũi trẻ có nhiều chất nhầy, bạn có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm lỏng dịch nhầy sau đó rửa mũi cho trẻ hằng ngày. Để giảm ho cho trẻ, bạn có thể sử dụng mật ong. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có thể làm giảm các triệu chứng ho và giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
Ngoài áp dụng các biện pháp trên, bạn nên cho con bạn nghỉ ngơi nhiều và có chế độ ăn uống cân bằng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn