Hăm tã khiến bé quấy khóc khó chịu
7 cách dùng dầu olive cho bé: Dưỡng da, trị hăm tã
4 mẹo nhỏ giúp giảm hăm tã ở trẻ
Những lưu ý khi chọn tã cho trẻ hay bị đái dầm
Cách đơn giản nhất để phân biệt bé bị hăm tã hay nhiễm nấm?
Chào bạn!
Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã như do da bé bị kích ứng khi mặc tã hoặc do nhiễm nấm men candida. Candida phát triển tốt nhất ở môi trường ấm, ẩm ướt, vì vậy mặc tã tạo một môi trường hoàn hảo cho nấm phát triển.
Theo như những triệu chứng mà bạn mô tả trong câu hỏi thì có vẻ như con bạn bị hăm tã do nhiễm trùng nấm men. Nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men sẽ tăng cao nếu thời gian gần đây bé đã được dùng kháng sinh.
Nếu con bạn bị đỏ vùng da mặc tã, phát ban trong hơn một ngày và các phương pháp điều trị hăm tã không giúp cải thiện tình trạng hăm tã thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sỹ nhi khoa vì có thể bé đang bị nhiễm trùng nấm men. Con bạn có thể cần sử dụng một loại kem bôi chống nấm nếu bé bị nhiễm nấm. Bác sỹ cũng sẽ xác định xem tình trạng của con bạn có phải do nấm men gây ra hay không.
Trong khi trẻ chưa khỏi bệnh, cha mẹ cần vệ sinh cho con đúng cách bằng việc rửa nước ấm, sử dụng khăn sạch thấm lên vùng da bị hăm. Tuyệt đối không sử dụng giấy ướt hoặc khăn lau có chứa cồn và có mùi thơm vì chúng có thể gây kích ứng da. Bạn có thể pha bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa cho con. Sau khi tắm, cha mẹ hãy chắc chắn rằng da trẻ đã khô trước khi mặc tã sạch. Bạn cũng nên vệ giữ cho bàn tay của mình và bàn tay của bé sạch sẽ sẽ sau khi thay tã vì nấm men có thể lan sang các khu vực khác.
Nếu bạn không thấy triệu chứng hăm tã của con cải thiện trong vòng 3 - 5 ngày hoặc em bé của bạn bị sốt, lờ đờ thì hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám ngay.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn