- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Tập thể dục giúp người đái tháo đường kiểm soát bệnh và biến chứng hiệu quả hơn
Mắc bệnh đái tháo đường có ăn yến sào được không?
Người bệnh đái tháo đường bị gout cần chú ý gì về chế độ ăn?
Người bệnh đái tháo đường có được ăn thịt cua không?
Đâu là những loại cá tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường?
Theo Trung tâm Đái tháo đường Joslin (Mỹ), những người bệnh đái tháo đường đã bị biến chứng vẫn nên duy trì việc hoạt động thể chất thường xuyên như một phần trong kế hoạch tự quản lý bệnh.
Trên thực tế, không duy trì việc tập thể dục thường xuyên còn có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường khác, khiến bạn trở nên yếu đuối hơn và giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.
Người bị biến chứng đái tháo đường tập thể dục thế nào?
Biến chứng thần kinh ngoại biên:
Biến chứng thần kinh ngoại biên là tình trạng các dây thần kinh ngoại biên (ở tứ chi) bị tổn thương. Điều này có thể khiến người bệnh hay cảm thấy tê bì, ngứa ran, đau, châm chích, nóng rát, thậm chí mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân và ngón tay. Ngoài ra, biến chứng thần kinh ngoại biên còn có thể khiến người bệnh đái tháo đường mất thăng bằng, khó đi lại, tăng nguy cơ té ngã.
Người có biến chứng thần kinh ngoại biên nên giữ thói quen đạp xe, bơi lội...
Bài tập thể dục phù hợp: Bạn nên tập các bài tập giúp tăng khả năng giữ thăng bằng như đạp xe, bơi lội. Tránh các bài tập chịu sức nặng như đi bộ, chạy bộ.
Biến chứng khớp bàn chân Charcot:
Trên thực tế, bàn chân Charcot là một hệ quả của biến chứng thần kinh ngoại biên, xảy ra khi các dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương, phá hủy. Điều này có thể khiến bàn chân bị biến dạng và mất cảm giác. Do đó, người bệnh đái tháo đường đã bị biến chứng khớp Charcot nên tránh các bài tập thể dục dùng nhiều tới bàn chân.
Bài tập thể dục phù hợp: Bạn có thể ngồi một chỗ và tập tạ.
Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh:
Đi bộ, đạp xe... nhẹ nhàng phù hợp với người mắc bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh
Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh là biến chứng mắt đái tháo đường xảy ra khi các tế bào mới phát triển trên đĩa thị giác trong mắt. Những tế bào mới này thường dễ bị rỏ rỉ, gây xuất huyết trong mắt. Về lâu dài, điều này có thể gây mất thị lực, bong võng mạc ở người bệnh đái tháo đường.
Do đó, bạn nên tránh các bài tập mạnh có thể làm tăng huyết áp, tránh việc mang vác các vật quá nặng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thực hiện các bài tập yoga phải gập người nhiều về phía trước. Điều này có thể gây nhiều áp lực cho đôi mắt.
Bài tập thể dục phù hợp: Người bệnh đái tháo đường đã bị biến chứng mắt nên thực hiện các bài tập không quá nặng như đạp xe, đi bộ, khiêu vũ…
Biến chứng thận:
Người bệnh đái tháo đường có thể bị tổn thương thận, cuối cùng dẫn tới suy thận và phải lọc máu thường xuyên. Trong trường hợp này, khả năng tập thể dục của bạn sễ bị suy giảm do các chất thải tích tụ nhiều trong cơ thể.
Bài tập thể dục phù hợp: Bạn vẫn có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức theo chỉ dẫn của bác sỹ để kiểm soát đường huyết, kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Một vài lưu ý khác về việc tập thể dục khi đã mắc biến chứng đái tháo đường
Biến chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra nhiều thay đổi đáng kể về nhịp tim. Do đó, bạn nên chú ý tới nhịp tim của mình để xác định mức độ tập luyện phù hợp. Thêm vào đó, biến chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể khiến bạn khó nhận biết các triệu chứng hạ đường huyết. Do đó, bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn trước, trong và sau khi tập luyện.
Nếu đã bị loét chân hay bàn chân bị biến dạng, bạn nên chú ý giữ bàn chân khô ráo. Do đó, hãy tránh tuyệt đối việc bơi lội.
Điều quan trọng là người bệnh đái tháo đường nên trao đổi trước với bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập thể dục nào. Họ có thể đưa ra lời khuyên về cường độ, tần suất tập luyện, cũng như các bài tập phù hợp để giúp bạn chống lại nguy cơ biến chứng đái tháo đường.
Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc kiểm soát biến chứng đái tháo đường. Bên cạnh đó, bạn vẫn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, ăn uống lành mạnh và có thể kết hợp thêm các sản phẩm từ mạch môn, hoài sơn, câu kỷ tử, nhàu… để tăng hiệu quả điều trị.
Đây đều là những thảo dược an toàn đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ mạch máu, thần kinh, từ đó giúp phòng và cải thiện biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Vi Bùi H+ (Theo Joslin)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Với công thức kết hợp 4 thảo dược quý Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu cùng Alpha lipoic acid (một chất chống oxy hóa tự nhiên tốt cho thần kinh), thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường là giải pháp hiệu quả giúp:
- Hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu.
Hộ Tạng Đường không chữa khỏi bệnh đái tháo đường nhưng sẽ giúp bạn sống khỏe và sống vui hơn. Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng của bạn.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn