- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Châm cứu khi mang thai giúp giảm ốm nghén, xua tan lo lắng, căng thẳng
Châm cứu có giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu?
Châm cứu có giúp giảm đau lưng?
Châm cứu tốt cho sức khỏe như thế nào?
Hiệu quả của châm cứu và những trường hợp không nên châm cứu
Theo y học cổ truyền, sự tắc nghẽn và mất cân bằng của dòng chảy năng lượng trong cơ thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tật. Châm cứu cố gắng kích thích dòng chảy bình thường của luồng năng lượng, nhờ vậy giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe.
Thực tế, châm cứu đã được sử dụng từ hàng ngàn năm để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe như: Đau đầu, mất ngủ, đau nửa đầu, đau lưng, đau cổ, các vấn đề về cơ xương khớp, buồn nôn...
Châm cứu khi mang thai có tác dụng gì?
Châm cứu giúp giải quyết nhiều dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến thai nghén, như:
- Châm cứu có thể giúp giảm buồn nôn khi mang thai;
- Ngăn ngừa chảy máu trong những tháng đầu thai kỳ;
Châm cứu khi mang thai cần cẩn trọng để không gây co thắt tử cung
- Ngăn ngừa kiệt sức, đau nửa đầu, ợ nóng và nhiều triệu chứng khác khi mang thai;
- Phụ nữ mang thai bị trầm cảm và lo lắng cũng có thể làm giảm triệu chứng nhờ châm cứu.
- Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, châm cứu trong thời kỳ chuyển dạ có thể giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ.
- Châm cứu cũng được cho là giúp những Bà bầu quá ngày dự sinh vẫn chưa sinh con. Vì vậy, nếu bạn đang mong chờ cơn đau đẻ, bạn có thể tham khảo biện pháp này.
- Châm cứu có thể giúp giảm những cơn đau khi đau đẻ, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Châm cứu khi mang thai có rủi ro gì?
Điều quan trọng cần lưu ý là kích thích một số điểm trên cơ thể có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Bởi vậy, bạn nên tránh các buổi châm cứu dài - chỉ nên giới hạn thời gian khoảng 15 - 20 phút.
Nếu bạn cảm thấy bất kỳ cơn co thắt nào, hãy yêu cầu dừng lại ngay lập tức.
Bình luận của bạn