60 phút là khoảng thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất cho người cao tuổi
Video: Ngủ trưa quá lâu - Lợi ít, hại nhiều!
Giấc ngủ trưa dài có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường type 2
Vì sao nam giới nên ngủ trưa?
Video: Muốn làm việc tốt đừng quên ngủ trưa
Chia sẻ trên Tạp chí Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, TS. Junxin Li, đến từ Đại học Johns Hopkins (Baltimore, Hoa Kỳ) cho biết, khả năng nhận thức của con người suy giảm theo tuổi. Điều này tức là khi chúng ta già đi, chúng ta sẽ gặp các vấn đề về trí nhớ, tư duy hoặc gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ.
Đối với một số người cao tuổi, sự suy giảm khả năng nhận thức có thể nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến bệnh Alzheimer hoặc các nhóm bệnh khác liên quan đến chứng mất trí.
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 20 - 30 phút có thể làm tăng sự tỉnh táo và trí tuệ mà không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới của TS. Junxin Li và các đồng nghiệp, họ phát hiện ngủ trưa trung bình tầm 60 phút là khoảng thời gian lý tưởng nhất cho việc cải thiện khả năng nhận thức ở người cao tuổi.
Cụ thể, họ đã phân tích dữ liệu của 2.974 người Trung Quốc từ độ tuổi 65 trở lên. Tất cả những người tham gia đã trải qua một loạt các bài kiểm tra khả năng nhận thức và được hỏi về thói quen ngủ trưa mỗi ngày.
Kết quả cho thấy, những người tham gia có giấc ngủ kéo dài khoảng 60 phút sau bữa ăn đã có điểm số trung bình các bài kiểm tra khả năng nhận thức cao hơn những người tham gia không có thói quen ngủ trưa.
Những người tham gia có giấc ngủ trưa khoảng 60 phút cũng có khả năng nhận thức tốt hơn so với những người ngủ trưa dưới 30 phút và ngủ trưa trên 90 phút. Tính trung bình, khả năng năng nhận thức ở nhóm không ngủ trưa, nhóm ngủ trưa dưới 30 phút và nhóm ngủ trưa trên 90 phút đã giảm từ 4 - 6 lần so với nhóm ngủ trưa khoảng 60 phút mỗi ngày.
Bình luận của bạn