Vì sao trẻ mầm non dễ bị chấy vào mùa Hè?
Bộ trưởng Y tế: Bệnh từ ký sinh trùng bị lãng quên!
Làm thế nào để phòng chống ký sinh trùng?
10 dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm ký sinh trùng
Ăn lươn cẩn thận nhiễm ký sinh trùng!
Vì chấy (chí) không có cánh, kích thước nhỏ chỉ từ 1,5 - 3mm (tuy nhiên vẫn có thể phát hiện được bằng mắt thường), nên chấy lây lan từ người này sang người khác qua việc dùng chung vật dụng như quần áo, lược chải tóc, ngủ chung gối, chung giường, đội chung mũ...
Chấy đẻ khoảng 200 - 300 trứng sau khi giao phối. Trứng chấy có hình bầu dục, màu hơi vàng và thường nằm ở gần chân tóc. Chính vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn trứng chấy với gàu và các giọt từ sản phẩm xịt tóc. Trứng chấy nở và trưởng thành trong khoảng 7 - 12 ngày. Trung bình chấy sống khoảng 30 ngày, có thể sống sót suốt 48 tiếng dù không được hút máu.
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị chấy thông qua các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Bạn có biết?
Một nghiên cứu năm 2016 của các bác sỹ tại Bệnh viện Peyton Manning (Mỹ) đã chỉ ra rằng, chấy ngày càng mạnh và trở nên miễn nhiễm với hầu hết các phương pháp điều trị hiện tại. Theo đó, loại ký sinh trùng này đã bị đột biến, trở nên miễn nhiễm với permethrin và permethrins - hợp chất thường được sử dụng để tiêu diệt ký sinh trùng và các loại sâu bọ độc hại như muỗi, gián, chấy...
Một nghiên cứu khác đã đưa ra báo động đỏ khi cho thấy, 98% chấy rận ở ít nhất 42 quốc gia đã phát triển một loại kháng thể, chống lại các loại thuốc tiêu diệt chấy. Không những thế, hợp chất pyrethrins thay vì tiêu diệt chấy lại còn làm cho chúng mạnh thêm.
Vì vậy, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với những người bị chấy đồng thời duy trì tốt vệ sinh thân thể hàng ngày như gội đầu và tắm giặt. Cần phải làm sạch giường, đồ chơi, quần áo và các vật dụng khác của trẻ.
Bình luận của bạn