Đối phó với thay đổi tâm lý khi mang thai

Bà bầu nên dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn

Trầm cảm sau sinh, điều trị như thế nào?

Sự thật rau dền "hại" phụ nữ mang thai

Bà bầu có nên ăn rau chùm ngây?

Bí kíp giữ sức khoẻ cho bà bầu ngày hè

Bỗng dưng thay đổi tính cách

Những bất ổn trong tâm lý của bà bầu trong suốt thai kỳ là điều khó tránh khỏi bởi sự thay đổi về hormone bên trong cơ thể. Thông thường, thai phụ sẽ có những biểu hiện tâm lý sau đây: 

Trẻ có nguy cơ tự kỷ cao gấp 2 lần nếu trong quá trình mang thai từ tuần thứ 32 trở đi người mẹ bị rối loạn tâm lý. Càng về cuối thai kỳ, người mẹ có tâm lý không ổn định thì nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ càng cao.

Tuần đầu có thai: Người mẹ không tránh khỏi tâm trạng hồi hộp, lo lắng về thai nhi trong bụng mình. Cảm xúc hồi hộp của mẹ sẽ nặng nề hơn ở những bà mẹ lần đầu tiên mang thai.

Ba tháng đầu: 3 tháng đầu là thời điểm thai phụ bị ốm nghén. Trong thời gian này, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và hay quên. Ốm nghén cũng chi phối nhiều đến cách cư xử của người mẹ trong các mối quan hệ, vì vậy, họ rất cần được người thân cảm thông và chia sẻ.

Ba tháng giữa của thai kỳ: Đây là thời điểm thai nhi lớn lên mỗi ngày, lúc này nồng độ hormone oxytocin tăng tiết ngày một nhiều. Đây là loại hormone “đặc biệt” tác động đến tình cảm của người mẹ và làm nảy sinh những tình cảm mang tính bản năng.

Tháng cuối của thai kỳ: Trong những tháng cuối của thai kỳ, sự gia tăng về kích thước của thai nhi khiến người mẹ cảm thấy nặng nề hơn. Người mẹ cũng lo lắng nhiều hơn về cuộc “vượt cạn” sắp tới. Đây cũng là lúc thai phụ cần sự động viên, an ủi từ người thân, đặc biệt là người chồng.

Khi mang thai, bà bầu thường có những thay đổi về tâm lý

Lời khuyên cho bà bầu

Vấn đề tâm lý bà bầu có thể kéo dài suốt thời kỳ mang thai và cho con bú. Bởi vậy, bà mẹ mang thai nên thực hiện các biện pháp “điều hòa” tâm lý một cách khoa học để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của thai nhi.Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này đồng nghĩa với việc bạn đang chăm sóc bé yêu của mình. 

Sẻ chia với mọi người: Khi mang thai, bà bầu hay sợ hãi, lo lắng vì thế bà bầu hãy chia sẻ điều đó với chồng hay với người thân. Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. Do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

Tập luyện đều đặn: Tập luyện thể dục, thể thao điều độ bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga... sẽ giúp phụ nữ giữ vóc dáng, giữ tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, không nên tập luyện tùy tiện, hãy làm theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Tâm lý thoải mái của bà bầu sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

Lưu ý đến chế độ ăn: Chế độ ăn của bà bầu đóng vai trò không nhỏ đến việc tạo tâm lý thoải mái khi mang thai. Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.

Học lớp tiền sản: Các mẹ bầu nên tham gia vào lớp học tiền sản để có thể bổ sung, nắm vững những kiến thức về thai kỳ, chuyện sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh. Trang bị thật tốt kiến thức làm mẹ sẽ giúp bạn không còn cảm thấy sợ hãi, bị trầm cảm hay stress khi đang mang thai nữa. Bên cạnh đó, gặp gỡ và giao lưu với những người cùng mang bầu như bạn sẽ giúp trao đổi thêm kinh nghiệm, kết bạn với những người đồng cảnh ngộ sẽ dễ dàng thấu hiểu, cảm thông cho nhau hơn, từ đó bạn sẽ được cổ vũ tinh thần, tâm lý thoải mái hơn.

Đừng ngại gặp bác sỹ: Nếu bạn có cảm xúc tiêu cực nào đó cho thấy dấu hiệu liên quan đến những bệnh tâm lý nghiêm trọng hãy đến gặp các bác sỹ, chuyên gia để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp