Lá trầu không có chất kháng sinh tự nhiên nên trị được nhiều bệnh
Người già có nên ăn trầu?
Nghi vấn "ung thư do ăn trầu"
Ăn trầu gây ung thư: Bác sỹ nói gì?
Uống giấm táo có thực sự giúp bạn giảm cân?
Làm lành vết thương
Lá trầu có chứa nhiều chất chống oxy hóa bởi vậy nó làm giảm quá trình stress oxy hóa và do đó làm vết thương nhanh lành hơn. Khi bị thương, bạn có thể dùng nước ép lá trầu không để rửa vết thương, sau đó dùng bã lá trầu sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô và kín miệng trong 1 hoặc 2 ngày.
Trầu không giúp làm lành vết thương nhanh chóng
Giảm đau khớp
Trầu có chứa nhiều polyphenol, đặc biệt là chavicol – một chất có tác dụng chống viêm. Bởi vậy, lá trầu có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp.
Giảm khó tiêu
Lá trầu có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn.
Trầu không giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu hiệu quả
Hơi thở có mùi
Nhai lá trầu làm tăng tiết nước bọt. Nước bọt này có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và đánh bay mùi hôi miệng.
Giảm cân
Nhai lá trầu hàng ngày không chỉ giúp tăng tốc độ trao đổi chất của bạn, mà nó cũng giúp loại bỏ các độc tố từ dạ dày và giúp làm giảm táo bón (do hàm lượng chất xơ cao của nó). Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, lá trầu giúp giảm chất béo trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình giảm cân.
Lá trầu không giúp tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể
Đau họng
Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu giúp giảm đau họng hiệu quả. Theo các chuyên gia, nước ép lá trầu kết hợp với mật ong là phương thuốc trị viêm họng, đau họng hiệu quả.
Chứng rối loạn cương dương ở nam giới
Lá trầu có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn, lưu thông máu tới bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, lá trầu cũng giúp ích cho những người bị lãnh cảm cảm. Nhai 1, 2 lá sau bữa ăn sẽ giúp cải thiện được chuyện ấy hiệu quả.
Bình luận của bạn