Uống thuốc sai giờ: Thuốc lành thành độc

Nên uống thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc hoặc theo đúng hướng dẫn sử dụng

Giảm cân: Thuốc hại sức khỏe lừa người tiêu dùng

Cách nhận biết các loại rau xanh ngậm thuốc kích thích tăng trưởng

Dùng thuốc chữa ợ nóng khi mang thai có an toàn?

Bài thuốc hay phòng, trị bệnh ho gà

Tại sao phải uống thuốc đúng giờ?

Để có thể đưa ra chỉ định thời điểm uống thuốc, giới chuyên môn đã phải tiến hành rất nhiều cuộc đánh giá cận lâm sàng và lâm sàng phức tạp. Thậm chí đã có hẳn một lĩnh vực khoa học riêng chuyên nghiên cứu về việc chọn thời điểm để uống thuốc. Tuy nhiên, dù được bác sỹ dặn rõ và có hướng dẫn cụ thể trong toa, nhiều người bệnh vẫn tỏ ra thờ ơ. Để rồi khi có tai biến do thuốc lại “đổ thừa” do bác sỹ cho sai thuốc hoặc thuốc kém chất lượng.

Thực tế, khi được uống, thuốc sẽ chịu tác động của chu kỳ sinh học cơ thể (sự chuyển hóa của enzyme, nội tiết…). Và mỗi chu kỳ của một cơ quan, bộ phận lại hoạt động với những trạng thái khác nhau và khá đều đặn trong 24 giờ/ngày. Chỉ định uống thuốc vào thời điểm nào đã được các chuyên gia tính toán dựa trên những chu kỳ này để thuốc được hấp thu tốt nhất, tăng hiệu lực, giảm tác dụng phụ.

Uống thuốc đúng lúc mới hiệu quả

Thời điểm uống của một số loại thuốc quen thuộc

Các thuốc uống trước khi ăn: 

- Những loại thuốc cầm tiêu chảy: Uống trước bữa ăn sẽ giúp rút ngắn thời gian thuốc đi vào ruột và duy trì nồng độ cao của thuốc. 

- Thuốc chống loãng xương: Phần lớn các thuốc này được bác sỹ khuyến khích uống vào buổi sáng, trước khi ăn.

- Loại thuốc chữa chứng trào ngược dạ dày và ợ nóng: Để các loại thuốc này phát huy tối đa hiệu quả và giúp dạ dày dễ chịu, nên uống trước khi ăn 20 - 30 phút.

- Thuốc paracetamol, thuốc trợ tim digoxin: Nên uống trước khi ăn bởi nếu uống sau, chất xơ trong thức ăn sẽ hạn chế khả năng hấp thụ những loại thuốc này.

Các thuốc uống sau bữa ăn

- Các loại thuốc có tính chất gây kích ứng đường tiêu hóa như aspirin, chống viêm, giảm đau, sắt sunfat... được uống sau bữa ăn bởi sau khi bị thức ăn pha loãng ra, sự kích thích của những loại thuốc này với niêm mạc dạ dày sẽ giảm bớt.

- Thuốc hỗ trợ tiêu hóa như pepsin, amylase... khi được hòa trộn vào thức ăn sẽ phát huy hiệu quả điều trị lớn nhất.

Một số thuốc khác

- Thuốc kháng histamine: Nếu uống thuốc kháng histamin lúc 7 giờ thì kết quả điều trị sẽ kéo dài trong 15 - 17 giờ, nếu uống lúc 19 giờ thì hiệu quả điều trị chỉ duy trì được 6 - 8 giờ.

- Thuốc nội tiết tố cũng nên uống 1 lần vào buổi sáng, tốt nhất là lúc 6 - 8 giờ. Đối với những người cần uống nội tiết tố dài ngày, dùng thuốc 1 lần lúc sáng sớm sẽ khiến tác dụng phụ (nếu có) nhẹ đi rất nhiều so với uống 2 - 3 lần trong ngày. Bởi lẽ, trong khoảng 6 - 8 giờ, tuyến thượng thận tiết ra nhiều nội tiết tố nhất trong ngày.

- Thuốc giảm đau: Uống lúc 11 - 12 giờ là tốt nhất. Đây là thời điểm cơ thể nhạy với cảm giác đau nhất trong ngày.

- Thuốc chống hen: Tốt nhất là uống trước khi đi ngủ vì từ 0 giờ đến 2 giờ là khoảng thời gian người bệnh hen dễ mẫn cảm nhất với những phản ứng của acetyl choline và histamine, dẫn tới co thắt phế quản. Việc uống thuốc chống hen trước khi đi ngủ sẽ giúp đề phòng và giảm nhẹ cơn hen xảy ra. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn