- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Trẻ ngủ sâu hơn và ít thức dậy trong đêm nhờ phương pháp ngủ Ferber
8 điều cha mẹ nên biết về giấc ngủ của con
Nhận biết sức khỏe của bé qua giấc ngủ
Video: Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?
Cho trẻ ngủ võng có hại không?
Phương pháp "7 ngày giúp bé ngủ ngon" được phổ biến bởi Richard Ferber, một bác sỹ nhi khoa đồng thời cũng là người sáng lập và là cựu Giám đốc điều hành Trung tâm chuyên về Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em của Bệnh viện Nhi Đồng ở Boston (Mỹ), tác giả của cuốn sách “Solve Your Child’s Sleep Problems” (Giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của trẻ) được xuất bản năm 1980.
Cách sử dụng phương pháp Ferber như thế nào?
Buổi sáng, mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm vào cùng một thời gian mỗi ngày để bé dần hình thành thói quen. Lưu ý, nên đặt bé nằm ngủ gần cửa sổ không che quá kín. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp trẻ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi bé ngủ trưa, mẹ cũng không nên đóng hay kéo rèm che cửa sổ. Sở dĩ, điều này có thể giúp bé thay đổi thói quen ngủ là do nếu bé thức dậy sau giấc ngủ trưa và thấy ánh sáng, bé sẽ hiểu rằng đã đến lúc thức dậy, nhưng nếu bé thức dậy và thấy cảnh vật xung quanh trong bóng tối, bé sẽ ngủ tiếp.
Khi bé đã tự ngủ, mẹ vẫn vào thăm bé và kiểm tra giấc ngủ của con
Các mẹ vẫn chăm con với những hoat động trước khi ngủ thông thường như rửa mặt, chân tay, vệ sinh và thay bỉm sạch sẽ…, chỉ khác ở chỗ, khi ru con ngủ, bạn đừng chờ đến khi bé ngủ rồi mới đặt bé vào nôi. Chỉ cần con thiu thiu buồn ngủ, mẹ hãy bế con đặt vào nôi hoặc vào giường, nơi quen thuộc con thường ngủ. Cho dù bé khóc đi chăng nữa, mẹ cũng đừng bế bé lên mà trấn an con bằng một giọng nói êm dịu, xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào mông bé.
Tiếp theo, mẹ sẽ rời khỏi phòng trong một thời gian ngắn – khoảng 5 phút, sau đó, mẹ trở lại để dỗ trẻ nếu trẻ vẫn còn khó chịu. Lúc này nếu trẻ có khóc to thì mẹ cũng nhất định không được đưa trẻ ra khỏi nôi. Lặp lại công đoạn này cho đến khi bé đi vào giấc ngủ một mình và làm tương tự nếu bé thức dậy vào giữa đêm. Đêm thứ hai, thời gian mà mẹ rời đi sẽ lâu hơn đêm thứ nhất. Và tương tự với các đêm kế tiếp cho đến khi bé học được cách tự an ủi mình thì mẹ có thể không cần chạy lại dỗ dành trẻ mỗi khi trẻ thức giấc.
Sau vài ngày hay một tuần tập luyện, thời gian chờ sẽ được kèo dài hơn. Theo lý thuyết, hầu hết các bé sẽ học cách tự ru mình ngủ vì dần dần bé nhận ra rằng việc mình khóc không có tác dụng gì ngoài những lần ghé thăm, kiểm tra nhanh của cha mẹ. Nên ghi lại lịch trình 1 ngày của bé một cách thường xuyên, các mẹ sẽ thấy những ngày các bé ngủ ngoan, đúng giờ sẽ có liên quan đến giờ ăn, giờ chơi, giờ tắm … nên sau đó sẽ rút ra giờ hợp với bé.
Tin đồn và thực tế về phương pháp Ferber
Tin đồn: Theo phương pháp Ferber, mẹ cứ để con khóc một mình trong cũi cho đến khi bé thiếp đi.
Thực tế, Ferber không bao giờ khuyên các mẹ rằng đơn giản, hãy là cho bé vào cũi một mình rồi đóng cửa lại. Với “thử thách đợi chờ”, mẹ sẽ giảm dần thời gian bên con trong tâm trạng thoải mái và an tâm rằng bé ở trong kia vẫn ổn.
Tin đồn: Ferber khuyến khích cha mẹ để bé khóc cho đến khi bé sặc sụa, nôn ói ra.
Đây là lời đồn thổi nhằm chống lại Ferber và chỉ trích phương pháp của ông là tàn nhẫn với cái nhìn đầy phiến diện về chuyện làm cho trẻ nôn ói. Trong nhiều trường hợp nếu khóc lâu và dữ dội, trẻ có thể sẽ bị nôn ói. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Bên cạnh đó, theo quan điểm của Ferber, trong trường hợp bất thường xảy ra như khi trẻ nôn ói, việc đầu tiên mẹ cần làm là vệ sinh sạch sẽ và bế con ra ngoài phòng khác. Tất nhiên, mẹ cũng đừng vì vậy mà nản lòng. Mọi việc sẽ ổn nếu mẹ thực sự kiên nhẫn.
Tin đồn: Phương pháp ru con ngủ Ferber có hiệu quả nhanh chóng, dễ thực hiện nên ai cũng có thể làm được.
Thực tế, Ferber tin rằng hướng tiếp cận của ông có tác dụng nhưng không bao giờ cho rằng nó dễ dàng thực hiện. Phương pháp Ferber bắt đầu có thể hiệu quả sau một vài ngày đến một tuần áp dụng nhưng ông cũng lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng được như vậy.
Trong cuốn sách của mình, ông cũng đưa ra nhiều ý tưởng cho trường hợp đã thực hiện phương pháp của ông mà chưa có hiệu quả. Đồng thời ông cũng động viên các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn với phương pháp này. Vì dù kết quả thu được không như kỳ vọng nhưng nó vẫn đỡ hơn việc đêm nào mình cũng bị gián đoạn giấc ngủ.
Khoa học đã chứng minh, phương pháp ngủ Ferber không làm trẻ thêm căng thẳng hay ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Tuy có rất nhiều tin đồn và lo lắng, nhưng PGS.TS Michael Gradisar tại khoa Tâm lý học, trường Đại học Flinders, Australia và các đồng nghiệp vừa công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics tháng 5 vừa qua, đã chứng minh, phương pháp ngủ Ferber không ảnh hưởng gì đến tâm lý và rối loạn căng thẳng của trẻ. Trẻ ngủ sâu và ít thức dậy trong đêm hơn.
Bình luận của bạn