Bày tỏ lòng biết ơn mỗi ngày giúp gia tăng tuổi thọ
Làm sao để vượt qua suy nhược thần kinh?
Hiệp hội Tư vấn nâng cao sức khỏe Việt Nam: Hướng tới một xã hội khỏe!
Thu hồi một lô sữa chống nắng DSK UV kém chất lượng
Podcast: Tại sao một số nam giới lại có ngực to như chị em?
Theo bác sĩ Darshan Shah, công tác tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Next Health (Mỹ), lòng biết ơn không đơn giản là cảm xúc, mà còn là phản ứng tích cực của cơ thể. Khi con người cảm thấy biết ơn, tâm trí sẽ tự động chuyển từ trạng thái căng thẳng sang trạng thái thư giãn và hồi phục. Trong trạng thái này, nhịp tim chậm lại, hơi thở đều hơn và toàn bộ cơ thể cũng được thư giãn.
Đặc biệt, mức cortisol trong máu sẽ giảm xuống - loại hormone được tuyến thượng thận tiết ra mỗi khi cơ thể căng thẳng. Điều này giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ các bệnh mạn tính, từ đó góp phần nâng cao tuổi thọ.
Căng thẳng kéo dài làm suy yếu sức khỏe
Tiến sĩ Christine Gibson, chuyên gia trị liệu tâm lý tại Canada cho biết, căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây tổn hại sức khỏe. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể kích hoạt phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Đây là một phản ứng sinh tồn có từ thời nguyên thủy. Khi con người gặp nguy hiểm, não bộ sẽ ra tín hiệu cho cơ thể chuẩn bị hành động, như chạy trốn hoặc tự vệ. Lúc này, 2 loại hormone cẳng thẳng là adrenaline và cortisol được tiết ra. Chúng khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp và đường huyết tăng, nhằm cung cấp đủ năng lượng và sức lực để đối phó với tình huống nguy hiểm.
Tuy nhiên, khi phản ứng này diễn ra liên tục, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài. Hệ tim mạch phải làm việc quá sức, hệ miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, suy tim.
Bác sĩ Shah cho biết cơ thể con người có thể chịu đựng căng thẳng trong thời gian ngắn, nhưng lại rất dễ bị tổn thương nếu sống trong trạng thái áp lực kéo dài.
Mặt khác, dù lòng biết ơn mang lại nhiều lợi ích rõ rệt, không phải ai cũng dễ dàng thực hành điều này. Tiến sĩ Gibson cho rằng điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh sống của mỗi người. Những người từng trải qua sang chấn tâm lý từ nhỏ hoặc đang gặp khó khăn về tài chính, sức khỏe hay tính an toàn cá nhân có thể gặp trở ngại trong việc duy trì thói quen này.
Theo bà, khi các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống chưa được đảm bảo, việc nuôi dưỡng lòng biết ơn sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, điều này không phải là bất khả thi.
Thực hành lòng biết ơn mỗi ngày như thế nào?

Biết ơn từ những điều đơn giản nhất
Các chuyên gia khuyến nghị, lòng biết ơn nên đưa vào thói quen hàng ngày một cách chủ động. Theo bác sĩ Shah, một trong những cách hiệu quả là bắt đầu buổi sáng bằng việc đi bộ thay vì sử dụng điện thoại ngay sau khi thức dậy. Hoạt động này không chỉ giúp cải thiện tâm trạng, mà còn điều chỉnh nhịp sinh học. Từ đó tạo điều kiện để lòng biết ơn phát triển tự nhiên.
Một gợi ý đơn giản khác là dành vài phút vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ để liệt kê 3 điều khiến bạn cảm thấy biết ơn. Hành động này giúp thiết lập tư duy tích cực trong ngày.
Trong sinh hoạt hằng ngày, chú ý đến những điều đáng trân trọng cũng là cách rèn luyện lòng biết ơn. Bạn có thể tận hưởng một tách cà phê, cảm nhận niềm vui khi chơi với thú cưng hoặc cảm giác yên tâm khi có công việc ổn định. Ban đầu, hành vi này có thể chưa trở thành phản xạ tự nhiên, nhưng càng lặp lại thì càng hình thành thói quen tích cực.
Tiến sĩ Gibson còn khuyến khích việc bày tỏ lòng biết ơn với người khác, như nói lời cảm ơn một cách chân thành. Đây là hành động không chỉ có lợi cho sức khỏe tinh thần, mà còn giúp lan tỏa cảm xúc tích cực đến những người xung quanh.
Bình luận của bạn