Giải mã dáng đi của người tự kỷ

Đi nhón gót, đi không vững phổ biến ở người tự kỷ

Dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ

8 lợi ích của các trò chơi vận dụng đa giác quan với trẻ tự kỷ

Tràn lan thông tin sai sự thật về chứng tự kỷ trên TikTok

Dấu hiệu sớm cảnh báo trẻ mắc chứng tự kỷ bố mẹ cần biết

Dáng đi lạ cảnh báo rối loạn phổ tự kỷ

"Dáng đi bất thường" được liệt kê trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần (DSM) là một dấu hiệu hỗ trợ trong chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Người tự kỷ thường có biểu hiện như:

- Đi nhón gót: Chỉ đi bằng phần đầu bàn chân, không đặt cả bàn chân xuống đất.

- Quay mũi chân vào trong: Một hoặc cả hai bàn chân xoay vào trong khi đi.

- Đi quay mũi chân ra ngoài: Một hoặc cả hai bàn chân xoay ra ngoài khi đi.

Dáng đi của trẻ tự kỷ thường có những đặc điểm khác biệt với trẻ bình thường

Dáng đi của trẻ tự kỷ thường có những đặc điểm khác biệt với trẻ bình thường

Bên cạnh những dấu hiệu dễ nhận biết trên, một nghiên cứu tổng hợp dữ liệu khoa học suốt 30 năm về chủ đề này cho thấy dáng đi của người tự kỷ thường có xu hướng: Đi chậm hơn, bước chân rộng hơn, khoảng thời gian bàn chân tiếp xúc với mặt đất trước khi nhấc lên dài hơn. Mỗi người lại có kiểu đi riêng với đặc điểm khác nhau.

Dáng đi khác biệt thường đi kèm với các vấn đề về vận động, chẳng hạn như khó giữ thăng bằng, phối hợp động tác, giữ tư thế ổn định và viết chữ. Vì vậy, người tự kỷ có thể cần được hỗ trợ ở những kỹ năng vận động này.

Nguyên nhân đằng sau dáng đi khác thường

Trước đây, người ta cho rằng dáng đi của người tự kỷ là do phát triển chậm. Nhưng hiện nay, bằng chứng cho thấy cách đi đứng khác biệt này có thể kéo dài suốt đời, và thậm chí rõ rệt hơn khi lớn lên.

Bằng chứng khoa học hiện tại cho thấy dáng đi ở người tự kỷ chủ yếu là do sự khác biệt trong quá trình phát triển não bộ, đặc biệt ở hai vùng gọi là hạch nền (basal ganglia) và tiểu não (cerebellum).

Hạch nền giúp phối hợp chuỗi chuyển động, giúp dáng đi trông trôi chảy, mượt mà và tự nhiên. Tiểu não sử dụng thông tin từ mắt và cảm nhận bên trong cơ thể để điều chỉnh nhịp và độ chính xác của các động tác, giúp bạn giữ thăng bằng. Quá trình phát triển có thể tạo ra những sự khác biệt về cấu trúc, chức năng cũng như cách liên kết với các vùng não khác.

Ngoài yếu tố não bộ, dáng đi ở người tự kỷ cũng bị ảnh hưởng bởi kỹ năng vận động tổng thể, khả năng nhận thức và chức năng ngôn ngữ.

Những người có dáng đi và vận động khác biệt rõ, thường đi kèm với khó khăn về ngôn ngữ và tư duy và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

Ngoài ra, rối loạn vận động còn có thể là dấu hiệu cho thấy người tự kỷ đang bị quá tải về cảm giác hoặc tinh thần. Lúc này, nghỉ giải lao hoặc hỗ trợ từ bên ngoài sẽ rất hữu ích.

Kết hợp các trò chơi trong khi can thiệp cải thiện dáng đi và kỹ năng vận động cho trẻ

Kết hợp các trò chơi trong khi can thiệp cải thiện dáng đi và kỹ năng vận động cho trẻ

Vậy dáng đi này có phải sửa hay không? Theo các chuyên gia, cách tiếp cận cần được cá nhân hóa dựa trên mục tiêu thực tế. Một số người tự kỷ có dáng đi khác biệt nhẹ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì không cần hỗ trợ.

Trường hợp dáng đi làm tăng nguy cơ té ngã, cản trở họ tham gia các hoạt động thể chất ưa thích, gây căng cơ Achilles và bắp chân, đau lưng và chân… thì nên được can thiệp.

Trẻ tự kỷ có dáng đi bất thường cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Trong độ tuổi trẻ đang phát triển kỹ năng vận động, nhà trường nên lồng ghép các hoạt động thể chất vào chương trình để các em tự rèn luyện kỹ năng. Nghiên cứu cho thấy, khi trẻ tự kỷ chơi thể thao hoặc khiêu vũ, khả năng vận động của các em được cải thiện rõ rệt. Quan trọng hơn, tham gia các hoạt động trong cộng đồng giúp trẻ tự kỷ có quyền lựa chọn cách di chuyển, thay vì ép trẻ phải "đi đúng như người khác".

 
Quỳnh Trang (Theo Science Alert)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ