Nghiên cứu mới phát hiện mối nguy khi cho trẻ tiếp xúc với nhựa.
Bã kẹo cao su: Không chỉ còn là vấn đề rác thải!
Không nuốt kẹo cao su, nhưng nuốt phải vi nhựa
5 vật dụng nhà bếp làm tăng nguy cơ nhiễm vi nhựa
Cách hạn chế tác hại của vi nhựa đến sức khỏe
Theo đó, nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Phơi nhiễm & Dịch tễ học Môi trường (Journal of Exposure Science & Environmetal Epodemiology) đã phân tích dữ liệu của hơn 5.300 trẻ đến từ Úc, Mỹ và Canada. Trong suốt giai đoạn thai kỳ và những năm đầu đời của trẻ, các mẫu nước tiểu được thu thập để đánh giá mức độ phơi nhiễm với các hóa chất như:
- Nhóm phthalate: Dibutyl Phthalate (DBP), Butyl Benzyl Phthalate (BBzP), Di(2-ethylhexyl) Phthalate (DEHP)
- Nhóm bisphenol: Bisphenol A (BPA) và (Bisphenol S) BPS
Sau đó, khi trẻ lên 5 tuổi, các nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát các triệu chứng hô hấp như hen suyễn, thở khò khè và dị ứng thông qua bảng hỏi tiêu chuẩn và đánh giá y tế.
Điều đáng lo ngại là thời điểm tiếp xúc dường như có ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro. Mẹ tiếp xúc với BPS trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn đến 2,5 lần. Trong khi đó, tiếp xúc với các phthalate như Dibutyl Phthalate (DBP) và Butyl Benzyl Phthalate (BBzP) ở giai đoạn giữa thai kỳ cũng cho thấy có mối liên hệ rõ rệt với nguy cơ hen suyễn sau này.
Bên cạnh đó, một hóa chất chuyển hóa khác có tên Mono-(3-carboxypropyl) phthalate (MCPP) thường xuất hiện trong các sản phẩm nhựa dẻo cũng được ghi nhận liên quan đến tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Được biết, phthalate và bisphenol là những hóa chất thường thấy trong các vật dụng quen thuộc như bao bì thực phẩm, đồ chơi nhựa, dầu gội đầu, chất tẩy rửa và nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các nhà khoa học cho rằng chúng hoạt động như chất gây rối loạn nội tiết, có thể ảnh hưởng đến hormone, sự phát triển miễn dịch và thần kinh ngay từ trong bụng mẹ.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khi mức độ phơi nhiễm với các hóa chất này tăng lên dù chỉ ở mức nhỏ thì nguy cơ trẻ gặp vấn đề hô hấp cũng tăng tương ứng. Ví dụ, nếu mức phơi nhiễm với Dibutyl Phthalate (DBP) hoặc Butyl Benzyl Phthalate (BBzP) tăng gấp đôi, nguy cơ trẻ mắc hen suyễn cũng tăng khoảng 6–8%. Tiếp xúc với Mono-(3-carboxypropyl) phthalate (MCPP) trong thai kỳ làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng khoảng 5%. Sau khi sinh, trẻ tiếp tục tiếp xúc với các phthalate như Di(2-ethylhexyl) Phthalate (DEHP) hay Butyl Benzyl Phthalate (BBzP) cũng có nguy cơ thở khò khè cao hơn.
Dù nguy cơ gây bệnh được ghi nhận chỉ ở mức nhẹ trên từng cá nhân, nhưng ở cấp độ cộng đồng với hàng triệu trẻ em tiếp xúc mỗi ngày thì hậu quả có thể đáng kể. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc giảm mức độ tiếp xúc của trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai với các hóa chất có trong nhựa, đặc biệt là trong thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, việc thay đổi thói quen tiêu dùng và kiểm soát chặt chẽ hơn các sản phẩm chứa phthalate hay bisphenol sẽ là bước đi thiết thực để bảo vệ thế hệ tương lai khỏi những ảnh hưởng âm thầm nhưng lâu dài của môi trường hóa chất.
Bình luận của bạn