Thay tã thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh đơn giản với dầu mè
Trẻ bị hăm tã phải làm sao?
Tất cả những điều cần biết về hăm tã ở trẻ
Nguyên nhân của hăm tã
Hăm tã là do da của bé tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như: Phân và nước tiểu. Ngoài ra, hăm còn do người chăm sóc chưa lau khô các ngấn da của bé sau khi tắm, rửa đã vội quấn tã...
Một nguyên nhân hay gặp nữa là người mẹ lạm dụng phấn rôm để bôi cho bé sau khi tắm cho bé xong. Thực tế, phấn rôm dễ làm bít tắc các lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
Ngoài ra, hăm da còn do da bé bị kích ứng với chất liệu của tã, lót; Tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, do bé bị tiêu chảy kéo dài...
Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh
Thay tã thường xuyên
Làn da của bé mỏng, mềm, vì thế nếu tã, lót không được thay thường xuyên, chất thải lưu trú trong tã lâu sẽ gây kích ứng cho bề mặt da và dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã.
Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên dùng tã vải dùng cho bé sẽ hạn chế được tình trạng hăm. Vì tã vải 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã
Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã là cách tốt nhất phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm, rửa cho bé, bạn nên lau khô, để cho thoáng khí. Tốt nhất là bạn không nên đóng bỉm cho bé vài ngày, chờ phần da tổn thương của bé khỏi hẳn. Để bé không tè dầm ra giường, chiếu, bạn có thể lót một tấm không thấm nước hoặc đặt chúng lên một cái khăn dày trên giường trong thời gian này.
Chữa hăm cho bé
Chè xanh hoặc nụ vối: Dùng lá chè xanh, hoặc nụ vối rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé.
Lá khế
Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.
Dầu olive
Xoa một lớp dầu olive mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vùng da bị hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.
Cây nha đam.
Trong dân gian, nha đam là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Dầu dừa
Dầu dừa được biết đến với tính chất chữa bệnh của nó. Axit lauric trong dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống viêm và chống dị ứng, vì thế nó trở thành lựa chọn tốt của các mẹ để điều trị hăm tã.
Dùng thuốc dạng mỡ chống hăm tã
Trên thị trường có nhiều loại thuốc, dược thảo chống hăm tã với nhiều dạng bào chế khác nhau: Dạng nước, dạng dầu, dạng bột, dạng kem...
Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thuốc dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng.
Hạn chế sử dụng nước xả vải
Vì làn da của bé sơ sinh còn non yếu, dễ kích ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả nên trong khi bé bị kích ứng da nặng, tấy đỏ, bố mẹ có thể tạm ngưng ngâm quần áo với các loại nước xả khi giặt quần áo, khăn sữa, khăn tắm… của bé.
Khi nào thì đưa bé đi khám?
Nếu da của bé phát ban kéo dài hơn 2-3 ngày, hoặc nặng hơn mà chăm sóc tại gia đình mà không khỏi, kèm theo sốt, chảy mủ do nổi ban, vết loét có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da. Nếu bé rơi vào trường hợp này thì bạn nên đưa bé đi khám da liễu để bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị.
Bình luận của bạn