Lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm
WHO công nhận kiệt sức khi làm việc là tình trạng y tế
WHO lần đầu tiên khuyến cáo về thời gian cho trẻ xem smartphone, TV
WHO: Thuốc giả đang đe dọa tính mạng trẻ em trên toàn cầu
10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2019
Tỷ lệ gây “sốc” này được rút ra từ báo cáo của WHO vừa đăng tải trên Tạp chí Lancet Child & Adolescent Health. Báo cáo dựa trên dữ liệu từ các cuộc khảo sát được thực hiện từ năm 2001 - 2016 trên khoảng 1,6 triệu học sinh trong độ tuổi 11 - 17 tại 146 quốc gia.
Cụ thể, 81% thanh thiếu niên không đáp ứng khuyến nghị của WHO về thời lượng hoạt động thể chất là ít nhất 1 tiếng mỗi ngày, như đi bộ, đạp xe hoặc tham gia các môn thể thao có tổ chức.
Điều này thật đáng lo ngại, vì hoạt động thể chất thường xuyên cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe, từ cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp, đến tăng cường chức năng nhận thức tốt hơn, giúp việc học tập hiệu quả hơn.
Tập thể dục cũng được coi là một công cụ quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn “dịch bệnh” béo phì toàn cầu.
Không có tiến bộ sau 15 năm
Tác giả của báo cáo là Leanne Riley bày tỏ sự thất vọng: “Sau 15 năm, mặc dù đã có các mục tiêu toàn cầu để tăng cường hoạt động thể chất, nhưng chúng ta lại không thu được trái ngọt”.
Điều này có thể do “cuộc cách mạng điện tử làm thay đổi cách thức vận động của thanh thiếu niên, khiến họ muốn ngồi nhiều hơn và tự vận động ít hơn”.
Báo cáo cũng chỉ ra tằng cơ sở hạ tầng nghèo nàn và mất an ninh cũng là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên ít đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường.
Thật không may, mức độ ít hoạt động thể chất ở thanh thiếu niên rất cao và phổ biến ở khắp mọi nơi, từ 66% ở Bangladesh đến 94% ở Hàn Quốc.
Nữ giới cần vận động nhiều hơn
Trong báo cáo, chỉ có 15% bé gái hoạt động thể chất đúng theo như khuyến nghị của WHO, trong khi ở bé trai là 22%.
Trên thực tế, các bé gái ít hoạt động hơn các bé trai ở tất cả các quốc gia, trừ Afghanistan, Samoa, Tonga và Zambia.
Nếu như tình hình vận động của các bé trai được cải thiện phần nào vào giữa năm 2001 và 2016, với mức độ ít vận động giảm từ 80% xuống còn 78%, thì các bé gái vẫn ở mức 85%.
Ở một số quốc gia, nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này dường như có liên quan đến vấn đề văn hóa và xã hội. Ví dụ, nữ giới ít khi ra ngoài, ít tham gia các môn thể thao, cũng như lo ngại về sự an toàn khi di chuyển ngoài trời.
Hơn nữa, có nhiều hoạt động thúc đẩy vận động phù hợp với nam giới hơn là nữ giới. Điều này có thể giải thích vì sao ở Mỹ và Ireland, tỷ lệ tham gia hoạt động thể chất giữa hai giới chênh nhau tới 15 điểm phần trăm.
Trong nỗ lực khuyến khích lối sống lành mạnh hơn, các quốc gia đã đặt mục tiêu giảm mức độ ít hoạt động thể chất ở người trưởng thành và thanh thiếu niên xuống 15% trong giai đoạn 2018 - 2030.
“Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự gia tăng béo phì ở độ tuổi vị thành niên”, tác giả Leanne Riley cho hay.
Bình luận của bạn