- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo tuyệt đối không nên tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử
Năm 2018: WHO thừa nhận nghiện game là bệnh tâm thần
WHO: Thuốc giả đang đe dọa tính mạng trẻ em trên toàn cầu
Mê chơi ipad, smartphone, tivi... bé 2 tuổi nhập viện vì bị tự kỷ
Trẻ từ mấy tuổi trở lên mới được xem TV, dùng smartphone?
Sau rất nhiều bàn cãi của dư luận và các tổ chức nghiên cứu, lần đầu tiên ngày 24/4, WHO đã chính thức ban hành văn bản chỉ dẫn về việc nên cho trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trong bao lâu để không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Theo đó, cơ quan sức khỏe của Liên Hợp Quốc cho rằng, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử và trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 4 tuổi thì không nên xem các thiết bị điện tử quá 1 giờ mỗi ngày, cũng như càng ít tiếp xúc càng tốt.
Tiến sỹ Fiona Bull - chuyên gia của WHO, cho biết tại cuộc họp báo: "Điều chúng tôi cảnh báo là tình trạng lạm dụng quá mức các thiết bị điện tử với trẻ nhỏ".
Các chỉ dẫn của WHO cũng tương tự với lời khuyên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ trong vấn đề này. Theo đó, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo những trẻ dưới 18 tháng tuổi cần tránh tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử.
Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nên được tăng cường các hoạt động thể chất, giảm thời gian ít vận động và đảm bảo giấc ngủ chất lượng sẽ giúp trẻ cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em và các bệnh liên quan sau này trong cuộc sống.
Phụ huynh nên kiểm soát thời gian và nội dung mà trẻ xem
Các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng trẻ em dưới 5 tuổi không nên bị gò bó trong xe đẩy, ghế cao, địu trong hơn 1 giờ mỗi lần. Trẻ em trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi nên có 3 giờ hoạt động thể chất mỗi ngày và ngủ ít nhất 10 giờ mỗi đêm.
Tiến sỹ Juana Willumsen, đến từ chương trình chống bệnh béo phì và tăng cường hoạt động thể chất ở trẻ em của WHO, nhấn mạnh thay thế thời gian xem màn hình bằng vận động sẽ đem lại hiệu quả tích cực hơn, đồng thời đảm bảo trẻ có giấc ngủ ngon hơn, chất lượng tốt.
Các chuyên gia cũng khuyên, thay vì ngồi trước smartphone, TV, máy tính…, trẻ nên được ngồi nghe đọc sách, kể chuyện, học hát, chơi với bố mẹ,... là những điều rất quan trọng đối với sự phát triển của bé.
Theo WHO, số người béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1974. Các trường hợp béo phì ở trẻ em, từng được coi là tai họa của các quốc gia giàu có, đang gia tăng mạnh mẽ ở các nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á.
Tổ chức này cũng cho rằng, việc không đáp ứng các khuyến nghị về hoạt động thể chất hiện tại là nguyên nhân gây ra hơn 5 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm ở tất cả các nhóm tuổi.
Bình luận của bạn