Không chỉ là cảm giác, kiệt sức khi làm việc chính thức là một tình trạng sức khỏe được WHO công nhận
Thường thấy mệt mỏi, kiệt sức: Làm sao tăng năng lượng cho cơ thể?
Dùng thực phẩm chức năng nào khi bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức?
Sốc nhiệt khác kiệt sức vì nắng nóng thế nào?
Làm như sau để giảm stress và tránh kiệt sức
Quyết định này được đưa ra trong Hội nghị Y tế Thế giới tại Geneva (Thụy Sỹ) vừa kết thúc. Phát ngôn viên của WHO Tarik Jasarevic cho hay đây là câu trả lời cuối cùng sau nhiều thập kỷ tranh luận về cách xác định hội chứng burn-out liệu có nên được coi là một tình trạng y tế hay không.
Burn-out là gì?
Trong bản cập nhật mới nhất của danh mục bệnh tật và thương tích trên toàn thế giới, WHO định nghĩa burn-out là “một hội chứng được khái niệm hóa do căng thẳng mạn tính tại nơi làm việc mà không được quản lý thành công.”
Hội chứng burn-out được đặc trưng bởi:
1. Cảm giác kiệt sức hoặc cạn kiệt năng lượng
2. Cảm giác tiêu cực hoặc hoài nghi liên quan đến công việc của một người
4. Giảm hiệu quả chuyên môn
WHO cũng nêu rõ ràng burn-out chỉ nên đề cập cụ thể đến các hiện tượng trong bối cảnh nghề nghiệp và không nên được áp dụng để mô tả trải nghiệm trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.
Danh sách cập nhật của ICD (được đặt tên là ICD-11) đã được soạn thảo vào năm 2018 theo khuyến nghị từ các chuyên gia y tế trên toàn thế giới và đã được phê duyệt vào 25/5 vừa qua. ICD-11 sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2022. Trước đó, ICD-11 cũng đã thừa nhận nghiện game (video game addiction) là bệnh tâm thần.
Bình luận của bạn