Phòng chống hăm tã cho bé trong mùa hè

Trẻ rất dễ bị hăm tã, đặc biệt vào mùa nắng nóng

Trẻ bị hăm tã phải làm sao?

Bảo vệ da trẻ trong mùa lạnh

Hàng triệu bé trai sẽ bị vô sinh vì... bỉm?

Phó thác sức khỏe trẻ cho bỉm 3 không

Nhiều nguyên nhân gây hăm tã

Bệnh da ở trẻ sơ sinh có nhiều loại, trong đó, hăm tã là hiện tượng phổ biến nhất. Hăm tã là hiện tượng viêm da do kích ứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã... 

Theo khảo sát của Viện Da liễu Việt Nam về chứng hăm tã thì có đến 35% trẻ ở giai đoạn từ 6 - 9 tháng tuổi đã từng mắc ít nhất 1 lần.

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do mẹ lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ thích xoa một lớp phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong để chống rôm sảy và chống hăm. Tuy nhiên, việc thoa phấn rôm chỉ tạo cảm giác khô thoáng, còn khi kết hợp với mồ hôi tiết ra Việc thoa phấn rôm chỉ tạo cảm giác khô thoáng, còn khi kết hợp với mồ hôi tiết ra do thời tiết nóng ẩm thì càng khiến da bé khó "thở" hơn. 

Mùa hè là thời điểm các bé hay bị hăm tã nhất. Khi nắng nóng các vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, làn da bé dễ bị mất vệ sinh do mồ hôi nên bệnh hăm tã ngày càng dễ phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh dễ dấn đến nhiễm khuẩn và bội nhiễm gây khó khăn trong điều trị.

Có rất nhiều trường hợp khi trẻ bắt đầu ăn dặm cũng có thể xuất hiện dấu hiệu bị hăm, vì lúc này trẻ bắt đầu thời kỳ ăn các loại thức ăn mặn ngọt khác nhau. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi tần suất, thành phần nước tiểu hoặc phân của bé nên có thể dẫn đến bé bị hăm.

Hăm tã khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc

Kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã. Kháng sinh có khả năng làm suy yếu những loại vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé. Chị Nguyễn Thị Dung (Gia Lâm - Hà Nội), cho biết bé Bin nhà chị sau đợt điều trị kháng sinh vì viêm phế quản cũng bị hăm tã. Chị đã thay nhiều loại tã cho con nhưng có lẽ do không quen nên da bé Bin càng bị kích ứng. Ngoài ra, một nguyên nhân cũng khiến bé bị hăm tã là do bé đang sử dụng kháng sinh (hoặc người mẹ sử dụng kháng sinh trong giai đoạn cho con bú).

Cách phòng chống hăm tã

Giữ cho vùng da quấn tã luôn sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo là cách phòng bệnh hăm tã tốt nhất. Việc dùng tã gì không quan trọng bằng việc thay tã thường xuyên cho bé. Khoảng 2 giờ đồng hồ mỗi lần, bạn nên kiểm tra tình trạng tã cho bé. Bạn cũng nên giữ vệ sing vùng kín cho bé trong quá trình thay tã. Nên nhớ, bạn chỉ lau rửa nhẹ nhàng và lau khô thay vì chà xát da của bé.

Giữ cho da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng là cách phòng bệnh hăm tã tốt nhất

Các bà mẹ không nên dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít kín, gây kích ứng nặng hơn. Nên tránh các loại kem bôi da có acid boric, cồn, long não, salicylate, chất kháng khuẩn, nước hoa hoặc hỗn hợp rượu cồn...

Nếu phát hiện bé bị hăm da thì nên nhanh chóng xử lý. Quan trọng nhất là vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và trầy xước da thêm. 

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bị hăm của bé thì không dùng ngón tay đó để lấy kem bôi cho bé mà dùng ngón khác để lấy xem. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ