Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ: Đừng nhầm với cảm lạnh hay sốt phát ban!
Sốt cao, nổi ban, ho nhiều, bệnh nhi nhập viện vì biến chứng bệnh sởi
Sốt phát ban và sởi ở trẻ em khác nhau thế nào?
Bệnh sởi lây nhiễm như thế nào?
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây lan khi hít phải virus hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch từ người bệnh khi họ nói chuyện, ho hoặc hắt hơi... Ngoài ra, việc bắt tay, dùng chung khăn giấy hoặc các dụng cụ khác bị nhiễm bẩn do dính dịch mũi, họng của người bệnh đều có thể khiến bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này.
Theo các chuyên gia y tế, một người có thể phát tán virus gây bệnh sởi ngay cả khi họ mới trong giai đoạn ủ bệnh, và các virus này có khả năng sống đến 2 giờ trên bề mặt các đồ vật hoặc trong không khí.
Nếu một người chưa có miễn dịch với căn bệnh này sẽ có khả năng mắc bệnh lên tới 90%.
Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ
Tiêm vaccine được cho là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi
Tiêm vaccine phòng sởi
Các bác sỹ cho biết, cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi bệnh sởi là tiêm vaccine sởi. Thông thường, việc tiêm chủng ngừa sởi sẽ được bắt đầu khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi, và mũi thứ 2 sẽ được thực hiện trong giai đoạn trẻ được 4 - 6 tuổi.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với mầm bệnh
Bên cạnh việc tiêm vaccine phòng bệnh, mẹ cũng nên hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách, tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ đang mắc bệnh, không đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc gần khu vực ổ dịch, khi đi ra đường cần đeo khẩu trang y tế cho trẻ, và cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.
Giữ vệ sinh nơi ở
Thường xuyên quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà, dụng cụ bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày, đặc biệt là khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi và các đồ chơi của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược như: Bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh, nước chanh... để tắm gội cho trẻ vì đây là những loại cây có tính sát khuẩn an toàn.
Bổ sung dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho bé
Nên cho bé ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi,... ; Luôn chú ý giữ ấm cho bé, tránh việc để bé ra ngoài gió lạnh hoặc trời nắng quá to.
Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng cho bé, mẹ cũng có thể tìm hiểu một số loại sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, mẹ nhớ tham khảo ý kiến bác sỹ trước để lựa chọn được sản phẩm phù hợp và biết cách sử dụng hợp lý.
Bình luận của bạn