Mạng 5G là gì?
12 cách hạn chế bức xạ từ điện thoại di động
Bức xạ từ máy quét an ninh có gây hại cho sức khỏe?
Cách ngăn sóng điện từ gây ung thư chỉ nhờ ăn uống
Hiểm họa vô hình từ "dế" yêu của bạn
5G là gì?
5G, còn được gọi là hệ thống không dây hoặc mạng di động thế hệ thứ 5, là giai đoạn tiếp theo trong công nghệ truyền thông di động. Các hệ thống không dây này là các bộ cảm biến mang tín hiệu đến điện thoại di động của bạn và các thiết bị không dây khác.
5G được thiết lập để đưa các dịch vụ băng thông rộng di động lên một tầm cao mới
Dù mới trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được công bố rộng rãi, nhưng 5G được dự đoán sẽ được hầu hết các nhà mạng không dây chuyển sang sử dụng. Quá trình chuyển đổi này dự kiến sẽ mang lại vùng phủ sóng tốt hơn, mức tiêu thụ pin thấp hơn, tốc độ kết nối internet nhanh hơn cùng với khả năng hỗ trợ thị trường sản phẩm ngoài điện thoại và máy tính bảng có tích hợp không dây ngày càng tăng. Các nhà mạng tại Mỹ đang đặt mục tiêu đến năm 2020 để bắt đầu việc phủ sóng rộng khắp. Ở Việt Nam, Viettel đã lắp đặt 3 trạm 5G đầu tiên. Dự kiến, đầu tháng 5, những trạm này sẽ chính thức phát sóng, đem đến những trải nghiệm đầu tiên cho khách hàng Việt Nam về dịch vụ 5G.
Ảnh hưởng của 5G tới sức khỏe
Chuyển sang công nghệ 5G sẽ kéo theo sự gia tăng đột biến của các tháp và nhiều thiết bị không dây, bao gồm cả các phương tiện hỗ trợ không dây mà bạn dành nhiều thời gian để sử dụng và các thiết bị xung quanh nhà. Chuyển sang 5G sẽ giúp hỗ trợ sự bùng nổ trong các sản phẩm không dây, có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với sự gia tăng khả năng phơi nhiễm bức xạ.
Theo kết quả sơ bộ của nghiên cứu Chương trình Chất độc Quốc gia (Mỹ) trị giá 25 triệu USD được công bố vào năm 2016, có một mối liên hệ giữa bức xạ điện thoại di động và ung thư. Trong nghiên cứu trên chuột, bức xạ điện thoại di động làm tăng mức độ ung thư não và một khối u tim hiếm gặp. Rủi ro tăng khi tiếp xúc với bức xạ cao hơn.
Tất nhiên, vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu trước khi chúng ta chắc chắn rằng bức xạ điện thoại di động gây ung thư. Nhưng theo GS. Leeka Kheifets tại Đại học California tại Los Angeles (Mỹ), chúng ta vẫn nên lường trước những nguy cơ có thể xảy ra cho sức khỏe.
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Health Physics cho hay sự bùng nổ về truyền tải dữ liệu cực nhanh trên thiết bị công nghệ 5G có thể dẫn đến việc làm nóng mô da ở những người sử dụng.
Cùng năm, một báo cáo khoa học đã chỉ ra cách băng tần mm hay sóng mm (MMW) tần số cao trong công nghệ 5G có liên quan đáng kể tới sức khỏe. Theo đó, các quan sát sơ bộ cho thấy MMW làm tăng nhiệt độ da, thay đổi biểu hiện gene, thúc đẩy tăng sinh tế bào và tổng hợp protein liên quan đến stress oxy hóa, quá trình viêm và chuyển hóa, có thể tổn thương mắt, ảnh hưởng đến thần kinh cơ.
Bình luận của bạn