Nấm hương (nấm đông cô) mọc hoang khá nhiều ở Việt Nam
Ăn xoài giúp tăng cường sức khỏe tim mạch?
Trà chuối giúp ngủ ngon, phòng bệnh tim mạch
Hạt carom giảm cholesterol, phòng bệnh tim mạch?
Ổn định nhịp tim, phòng bệnh tim mạch bằng thực phẩm giàu magne
Nấm hương và sức khỏe tim mạch
Theo nghiên cứu, trong nấm hương có chứa 3 hợp chất giúp giảm cholesterol, một thành phần của lipid máu có thể gây ra các bệnh về tim mạch, gồm:
- Eritadenine: Hợp chất này ức chế một loại enzyme liên quan đến việc sản xuất cholesterol.
- Sterol: Những phân tử này giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột.
- Beta glucans: Loại chất xơ này có thể làm giảm cholesterol.
Nồng độ cholesterol cao có thể gây ra các bệnh tim mạch
Mặt khác, trong một nghiên cứu thực hiện trên động vật, các nhà nghiên cứu đã chia những con chuột thành 2 nhóm: Nhóm nhận trị liệu và nhóm đối chứng. Cả hai nhóm đều được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo, nhưng nhóm nhận trị liệu được ăn nấm hương còn nhóm đối chứng thì không. Kết quả cho thấy gan của những con chuột ở nhóm nhận trị liệu ít tích tụ chất béo hơn, đồng thời ít mảng bám trên thành động mạch và nồng độ cholesterol cũng thấp hơn so với những con ở nhóm đối chứng.
Theo đó, kiểm soát được nồng độ cholesterol trong máu, bạn sẽ giảm phần lớn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, những kết luận này cần được xác nhận thông qua nghiên cứu trên cơ thể người.
Nấm hương cải thiện hệ miễn dịch?
Một nghiên cứu đã cho những người tham gia ăn 2 cây nấm hương khô mỗi ngày. Sau 1 tháng, kết quả cho thấy hệ miễn dịch của họ được cải thiện và mức độ viêm giảm xuống. Các nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng của nấm hương đối với hệ miễn dịch là do hợp chất polysaccharides trong nó.
Một nghiên cứu khác thực hiện trên chuột cho thấy một số chất bổ sung có nguồn gốc từ nấm hương đã giúp đảo ngược sự suy giảm khả năng miễn dịch liên quan đến tuổi tác.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu từ các nhà khoa học về mối quan hệ giữa nấm hương và sức đề kháng ở cơ thể người.
Lợi ích sức khỏe khác của nấm hương
Chống nhiễm trùng
Một số hợp chất được tìm thấy trong nấm hương có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, một số nhà khoa học cho rằng việc khám phá ra tiềm năng này của nấm hương là vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý, lợi ích này đến từ các hợp chất độc lập có trong nấm chứ không phải do ăn nấm.
Nấm hương được sử dụng phổ biến trong ngành ẩm thực
Cải thiện sức khỏe xương
Cơ thể bạn cần vitamin D để giúp xương chắc khỏe, nhưng rất ít thực phẩm thực vật có chứa chất dinh dưỡng này. Theo đó, dưới tác dụng của tia UV từ ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm hương sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin giúp xương chắc khỏe.
Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho bổ sung calci và nấm hương có mật độ xương cao hơn. Còn những con ăn chế độ ăn ít calci, ít vitamin D cho thấy dấu hiệu loãng xương.
Tác dụng phụ khi ăn nấm hương
Hầu hết mọi người có thể ăn nấm hương một cách an toàn. Bạn có thể dùng nấm tươi, nấm khô để chế biến món ăn hoặc dùng chất bổ sung.
Tuy nhiên cũng phải cẩn trọng bởi một có số trường hợp bị phát ban khi ăn hoặc tiếp xúc với nấm hương do chất lentinan trên bề mặt nấm. Ngoài ra, sử dụng bột nấm hương trong một thời gian dài có thể gây cảm giác khó chịu ở dạ dày và tăng độ nhảy cảm với ánh sáng mặt trời, viêm da.
Bình luận của bạn