Ngâm chân có nhiều lợi ích sức khỏe
Có nên ngâm chân, tay bằng lá lốt trị mồ hôi nhiều?
Cách ngâm chân để điều trị bệnh
Thường xuyên dùng viên ngậm chữa ho có tốt?
2 bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt đạo và đầu mút dây thần kinh, liên quan chặt chẽ đến các nội quan trong cơ thể. Khi ngâm chân, nhiệt độ cùng với áp suất của nước sẽ tác động đến các huyệt đạo và dây thần kinh này, giúp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được điều hoà và cải thiện hơn. Bên cạnh đó, ngâm chân còn giúp tinh thần thư giãn, thoải mái hơn, kích thích thần kinh tiết ra hormone giúp hưng phấn.
Nhiều chứng bệnh có thể được chữa khỏi nhờ liệu pháp ngâm chân nhưng tác động rõ rệt và hiệu quả nhất phải kể đến đó là chữa di tinh, xuất tinh sớm và mất ngủ. Ngoài ra, người bị viêm tắc tĩnh mạch chân hoặc viêm khớp cổ chân cũng có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc để về ngâm.
Dưới đây là những loại nước ngâm chân thông dụng:
1. Ngâm chân với nước muối
Chỉ đơn giản với một ít muối cũng có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp máu tuần hoàn tốt hơn và nâng cao sự trao đổi chất.
2. Ngâm chân với nước chè xanh
Không chỉ là thức uống tốt cho sức khoẻ, nước chè xanh khi được pha làm dung dịch ngâm chân còn có tác dụng tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa... cho cơ thể nhờ vào chất phenol và nhiều hợp chất khác.
Lá chè cũng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và tinh dầu nên có khả năng thúc đẩy quá trình thay da, tránh làm khô nứt da.
Dùng lá chè xanh ngâm chân sẽ phòng ngừa những bệnh nấm, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và khử mùi hôi ở chân.
3. Ngâm chân với nước hoa cúc
Ngâm chân bằng hoa cúc giúp xua tan mệt mỏi, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, tức giận, buồn bực. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tốt cho những người bị đau lưng, đau thần kinh, phong thấp.
Lưu ý khi ngâm chân chữa bệnh
- Nước đun nóng đến 50 - 60 độ rồi cho vào chậu gỗ hay sứ để ngâm.
- Mỗi ngày thực hiện một lần vào trước khi đi ngủ.
- Thời gian ngâm từ 10 - 15 phút.
Bình luận của bạn