Những lưu ý để không ngộ độc khi đi du lịch

Rau củ không rửa kỹ sẽ là nguồn lây nhiễm khuẩn E.coli gây ngộ độc

Kinh nghiệm dân gian xử trí ngộ độc nấm

Vui lễ chớ để ngộ độc!

Tác hại khôn lường từ trai, hến

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, nguyên nhân hay gặp nhất gây bệnh tiêu chảy ở người du lịch là loại vi trùng có tên là E. coli gây độc tố ruột (ETEC). Vi khuẩn này có trong phân người bị bệnh, khi được thải vào môi trường gây ô nhiễm nguồn môi trường, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm thực phẩm như rau quả ăn sống được rửa không kỹ.
Người bệnh sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay kỹ có thể truyền bệnh sang người khác khi chế biến thức ăn hoặc đưa tay chạm vào các vật dụng chế biến, chứa đựng thức ăn. Nước đá làm từ nguồn nước không đảm bảo cũng có thể gây lây truyền bệnh vì nhiệt độ lạnh của nước đá không đủ để giết vi khuẩn E. coli.
Với người dân bản địa, vi khuẩn này hiếm khi gây bệnh vì họ tiếp xúc với chúng thường xuyên và họ đã có kháng thể chống vi khuẩn hữu hiệu. Nhưng một du khách đến từ vùng khác thì có thể dễ dàng mắc chứng bệnh này. Người bệnh có thể bị đau bụng âm ỉ,  đầy bụng, sôi bụng. Tùy theo mức độ bị nặng hay nhẹ mà có thể đi ngoài phân lỏng từ một vài lần đến 4 - 5 lần mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể có buồn nôn, nôn hoặc sốt nhẹ, chuột rút. Các bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, khát nước tùy theo mức độ mất nước nhiều hay ít.
Khuẩn E.Coli là khuẩn lành tính

Bệnh tiêu chảy ở người du lịch do E. coli  thường khá lành tính. Đa số người bệnh sẽ tự khỏi sau 3 - 5 ngày mà không cần điều trị thuốc gì. Với những bệnh nhân mất nước mức độ nhẹ có thể tự điều trị bằng cách uống dung dịch Oresol hoặc Hydryte pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Một điều đáng lưu ý là không nên dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy khi bị bệnh tiêu chảy ở người du lịch.

Mặc dù bệnh tiêu chảy do E. coli  thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể lây lan thành dịch nhỏ giữa những người cùng đoàn du lịch. Nó cũng sẽ gây nhiều phiền phức cho du khách nếu phải di chuyển đường dài trên các phương tiện giao thông.

Tình trạng tiêu chảy ở người du lịch không phải là hiếm gặp. Tiêu chảy do E. coli kể trên  thường khá lành tính. Tuy vậy còn có nhiều căn bệnh tiêu chảy cũng lây lan qua thức ăn và nước uống, nhưng có độc lực cao hơn và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do Salmonella, nhiễm độc thức ăn do độc tố tụ cầu... nên khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng nặng nào như sốt cao, mệt lả, đi ngoài hoặc nôn quá nhiều lần, đau quặn bụng, đi ngoài phân có máu hoặc tiêu chảy kéo dài thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Để phòng tránh tiêu chảy khi đi du lịch hãy lưu ý những vấn đề sau:

- Để phòng tránh bệnh tiêu chảy khi đi du lịch, cần chú ý ăn thức ăn được nấu kỹ và bảo quản đúng. Dùng nước uống đã được đun sôi hoặc nước đóng chai đảm bảo. Hạn chế ăn các món tươi sống, đặc biệt thủy hải sản không có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo. Trái cây phải được gọt vỏ hoặc rửa bằng nước sạch trước khi ăn. Chỉ dùng các sản phẩm sữa, thực phẩm chế biến sẵn trong bao gói đảm bảo và còn hạn dùng.

Rửa tay trước khi ăn để tránh nguy cơ ngộ độc

Sự quá tải của các khu du lịch chính là nguy cơ khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn do lượng khác tăng đột biến, các hàng quán phục vụ không đảm bảo được vệ sinh như ngày thường. Chưa kể, thực phẩm tại nhà hàng, việc bảo quản quá nhiều đồ ăn cũng có thể khiến nguồn thực phẩm không còn được đảm bảo. Vì thế, đi ăn uống ở nhà hàng, quán xá tại những khu du lịch này, hãy chọn món ăn tươi, như món cá (chọn cá sống đợi chế biến), nên chọn các loại rau củ (rau lá, việc rửa khó đảm bảo vệ sinh), chọn đồ luộc, không ăn các đồ xào nấu, hầm… bởi đặc thù món luộc nếu thức ăn để lưu trữ lâu ngày rất dễ nhận thấy bằng cảm nhận như nhìn màu sắc không tự nhiên, mùi vị không thơm mới. Còn với những món xào, nướng, hầm thì việc tẩm nhiều các loại gia vị sẽ khiến chúng ta không thể nhận biết được thực phẩm mới hay cũ. Không nên ăn uống những thức ăn có cảm quan, mùi vị bất thường, những hoa quả đã dập, ủng.

Các món ăn nguội, rau sống, sa lát, hoa quả lột vỏ bán sẵn, hoa quả nguyên vỏ và thức ăn bán rong như xúc xích… đều rất dễ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách.

- Thận trọng khi dùng nước đá cho thêm vào đồ uống. Có những trường hợp bệnh nhân chỉ uống nước dừa, nước đóng chai mà vẫn bị đau bụng đi ngoài… để cuối cùng nguyên nhân được tìm ra là do đá lạnh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Để phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh vô cùng quan trọng. Các địa phương cũng phải tăng cường  công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục trước, trong và sau các ngày lễ tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, cơ sở lưu trú, các hàng quán bán thức ăn đường phố.

Tốt nhất, mỗi người đi du lịch nên đề cao tinh thần tự phục vụ, ngoài ăn chín, uống sôi, nên rửa tay sạch để tự gọt trái cây, tự mở nắp lon nước uống… Ngoài ra, khi đi nghỉ, du lịch kỳ nghỉ lễ cũng cần chuẩn bị một số thuốc đề phòng gặp tiêu chảy thông thường như thuốc cầm tiêu chảy nguồn gốc thảo dược (berberin), men tiêu hoá, smecta, loperamide… và oresol để bù nước. Ngoài ra các thuốc hạ sốt, kẹp nhiệt độ… cũng vô cùng cần thiết với trẻ.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin