- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Luôn kiểm tra nhiệt độ cho con đề phòng con sốt cao co giật
Phát hiện virus gây dị tật thai nhi trong muỗi sốt xuất huyết
Bị sốt xuất huyết ăn gì nhanh khỏi nhất?
TP.HCM: Sốt xuất huyết tăng hơn 100%, 6 người tử vong
Sốt xuất huyết vẫn tăng mạnh dù đã bước vào mùa Đông
Để gỡ rối cho cha mẹ, bác sỹ Ngô Thị Kiều Nga - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp có một số gợi ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như sau:
Đưa con đi khám ngay
Khi có biểu hiện trẻ bị sốt xuất huyết: Lừ đừ, sốt li bì, nôn ói nhiều, đau bụng, chân tay mát lạnh, xuất huyết... cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.
Điều trị bằng thuốc hạ sốt
Vì sốt xuất huyết không có thuốc điều trị đặc biệt nên gia đình có thể cho con uống thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ (được bác sỹ kê đơn). Thuốc hạ sốt an toàn là Paracetamol, với liều 10 - 15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4 - 6 tiếng một lần, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.
Trẻ bị sốt xuất huyết cần lau người bằng nước ấm, tránh sốt cao gây co giật.
Chú ý vấn đề ăn uống của trẻ bị sốt xuất huyết
Trẻ bị sốt tất nhiên là sẽ mỏi mệt, chán ăn, không muốn ăn. Nhưng cha mẹ không vì thương con, không muốn ép con ăn, chỉ cho uống sữa. Bởi chỉ uống sữa sẽ không đủ dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu như cháo, soup, bún, mì, nước ép hoa quả. Cho trẻ ăn vừa bụng, không nên ép ăn no quá. Nên cho trẻ ăn trứng, ít thịt, uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa để bổ sung dưỡng chất cho con mau khỏe.
Lưu ý, không nên cho trẻ ăn những đồ ăn thức uống có màu đỏ, nâu vì khi trẻ bị nôn ra sẽ rất khó phân biệt đâu là thức ăn đâu là máu xuất huyết.
Trẻ bị sốt dễ bị mất nước, nếu bị nôn ói thì càng mất nhiều nước hơn. Vì thế, phụ huynh nên cho trẻ uống thêm nước. Lượng nước cần với trẻ dưới 5 tuổi là 500ml - 1,5 lít nước; Trẻ trên 5 tuổi là 2 - 2,5 lít nước. Mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước dừa tươi hoặc uống orezol để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước. Trẻ bị sốt xuất huyết thiếu nước sẽ rất nguy hiểm, vì có thể bị biến chứng sốc do máu bị cô đặc, khó lưu thông. Tuy vậy, cha mẹ cũng không nên ép trẻ uống quá nhiều nước một lần, vì dễ bị đầy bụng, buồn nôn. Nên uống nước từ từ, từng cốc nhỏ, thỉnh thoảng lại uống.
Bổ sung thực phẩm chức năng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng cũng là điều nên làm. Nhưng trước khi cho con uống loại nào, nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia.
- Không cạo gió cho trẻ
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc
- Không cho trẻ uống nước ngọt có gas vì dễ bị xuất huyết tiêu hóa
- Không cho trẻ bị sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện
- Không hạ sốt cho trẻ bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)
Bình luận của bạn