Nói nhỏ chuyện vệ sinh "vùng kín"

Viêm nhiễm phụ khoa là vấn đề phổ biến ở chị em mà không ai tránh được, ai cũng mắc phải vài lần trong đời, chỉ là ít hay nhiều, nặng hay nhẹ với các biểu hiện: Vùng kín có mùi hôi, ngứa rát, ẩm ướt, đau…

Bệnh gây nhiều khó chịu, mệt mỏi cho phụ nữ, đặc biệt nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô sinh và ung thư cổ tử cung. Vệ sinh "vùng kín" đúng cách là cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.


Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có
biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Môi trường âm đạo luôn có sự thường trú của hệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hai loại vi khuẩn này luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng và “chung sống hòa bình” với nhau trong môi trường âm đạo với độ pH acid lý tưởng là 3,8- 4,5. Tuy nhiên, độ pH của âm đạo thường không ổn định, chỉ cần một tác nhân nhỏ cũng khiến nó thay đổi vượt ngưỡng lý tưởng.

Khi pH > 4,5 là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển mạnh, tạo thế áp đảo so với vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho các loại vi trùng, kí sinh trùng và tác nhân gây bệnh khác… tấn công và gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Các tác nhân gây thay đổi môi trường pH âm đạo thường gặp là:

- Căng thẳng, stress, thay đổi môi trường.
- Mất căng bằng nội tiết tố nữ: mang thai, mãn kinh.
- Các thủ thuật phụ khoa không an toàn: đặt dụng cụ tránh thai, nạo hút thai.
- Dùng các kháng sinh diệt khuẩn...

Vệ sinh "vùng kín" đúng cách

Để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa quan trọng nhất là phải giữ được môi trường pH của âm đạo luôn ở mức lý tưởng 3,8 – 4,5 dù cho có tác nhân nào tấn công. Để làm được điều đó, vệ sinh đúng cách là biện pháp tốt nhất.

Vệ sinh "vùng kín" là công việc hàng ngày mà người phụ nữ nào cũng có kiến thức tối thiểu. Tuy nhiên, có nhiều chị em lại chủ quan nên mắc phải một số lỗi khi vệ sinh "cô bé". Chính sự chủ quan, vô tình đó đã mang đến không ít rắc rối ảnh hưởng sức khỏe, đời sống vợ chồng và thiên chức làm mẹ cũng bị đe dọa. Vì vậy, việc vệ sinh vùng kín đúng cách, khoa học rất quan trọng.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng một phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội cho biết: Một điều phụ nữ cần nắm rõ, môi trường tự nhiên trong âm đạo phụ nữ chứa rất nhiều vi khuẩn hữu ích có khả năng tự làm sạch, ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, phòng vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lạ. Thụt rửa nhiều sâu, nhiều lần sẽ vô tình làm mất đi những vi khuẩn có ích này.

Thực tế, một "vùng kín" khỏe mạnh thì lượng vi sinh có trong đó luôn ổn định mà không cần phải thụt rửa nhiều. Khi thực hiện động tác chăm sóc quá kỹ từ bên trong có thể phá vỡ môi trường tự nhiên. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí thụt rửa âm đạo còn có thể gây tác hại tới tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Theo bác sĩ Dung thì để cải thiện tình trạng này, trước tiên, bạn hãy nên tạm ngưng sử dụng xà phòng và nước thụt rửa nhiều lần trong ngày. Cách duy nhất để làm sạch âm đạo là vệ sinh từ 2-3 lần/ngày bằng nước sạch.

Đặc biệt, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo. Một số thành phần trong dung dịch dễ gây viêm âm đạo. Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.

Bác Dung khuyên, tốt nhất chị em nên vệ sinh vệ sinh và giữ "vùng kín" khô ráo, tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt; không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh. Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp