- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn khiến trẻ dễ bị ốm
5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ tình trạng khô da mùa Đông
Tại sao triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng vào mùa Đông?
Mùa lạnh, đừng chủ quan khi bị ngứa da
Chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp tại nhà
Bệnh dễ mắc khi thời tiết ẩm ướt
Bệnh viêm đường hô hấp: Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), thời tiết trở lạnh, bệnh thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em là bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em khiến trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Cha mẹ thường chủ quan khi trẻ mới có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho nên thường tự điều trị. Tuy nhiên, diễn tiến viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi con bị khó thở, thở rít đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng.
Tiêu chảy cấp: Tiêu chảy cấp là căn bệnh do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột, đặc biệt là virus Rota. Bệnh tiêu chảy do virus Rota có thể gặp quanh năm, nhưng hay gặp nhất là trong thời tiết nồm ẩm. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, và dễ phát triển thành dịch.
Tiêu chảy do Rota virus là bệnh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm
Thủy đậu: Thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm do virus Varicella Zoster gây nên với biểu hiện là các mụn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa, sau đó chuyển thành mụn nước và khô đi sau 5 – 7 ngày. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm ướt, khi chúng ta tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả qua đường hô hấp.
Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể bị nhiễm trùng và để lại sẹo trên da. Thậm chí, thủy đậu còn dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não...
Bệnh sởi: Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm cuối Đông đầu Xuân vì thời điểm này độ ẩm tăng cao, không khí ẩm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở.
Bệnh về da: Trời nồm thường khiến cho làn da của trẻ trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu hơn. Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập và phát triển, từ đó gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về da như viêm da dị ứng, mụn bọc, mụn mủ.
Biện pháp phòng tránh các bệnh hay mắc khi thời tiết ẩm thấp
Tạo môi trường “sạch” cho trẻ cũng là một biện pháp phòng tránh hiệu quả. Các gia đình nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hút ẩm để tạo độ khô ráo, sấy khô quần áo cho trẻ tránh ẩm mốc tạo cơ hội cho nấm phát triển.
Cha mẹ cần chú ý khi mặc quần áo cho trẻ để tránh nhiễm lạnh
- Cần đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, thực phẩm cần được bảo quản tốt. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn bằng tay, ăn đồ sống. Cho trẻ ăn thêm hoa quả, rau xanh. Đồng thời, thiết kế cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, các vi chất, tăng cường các vitamin cần thiết như B1, B12, C, kẽm, acid folic...
- Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh.
- Những ngày trời nồm, ẩm, tiết trời thường chuyển hóa rõ rệt vào 3 buổi trong ngày, buổi sáng lạnh, trưa nắng ấm, tối trời lại trở lạnh nên trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, hoạt động nhiều khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, dễ bị cảm lạnh. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý mặc quần áo cho trẻ hợp lý khi đi học.
- Khi trẻ có biểu hiện ho sốt, phát ban, mọc mụn nước, quấy khóc kéo dài, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn