Chăm sóc trẻ bị ho có đờm đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
Vì sao trẻ dễ bị ho có đờm?
Trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên làm gì để trị ho cho bé?
Bé bị cảm lạnh, có nên đưa bé đi khám không?
5 biện pháp tự nhiên giúp ngăn chặn cơn ho
Vỗ long đờm
Vỗ long đờm cũng là cách giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.
Cách vỗ: Cho con nằm nghiêng, mẹ khum bàn tay lại hơi cong thành nửa vòng, hình nửa quả trám. Vỗ đều vào lưng bé, lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưng bên phải, hai bên thay nhau. Mỗi lần vỗ khoảng vài phút, ngày 2 - 3 lần để giúp long đờm.
Vệ sinh mũi, họng
Trong trường hợp bé ho có đờm kèm chảy nước mũi, ngạt mũi, mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để làm long dịch nhầy trong mũi bé. Trước khi vệ sinh mũi, bố mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ, tránh để các vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mũi hoặc miệng trẻ.
Vệ sinh mũi bằng dụng cụ hút mũi bằng dây: Đặt bé nằm thẳng, cằm bé hơi nghiêng. Dùng ống nước muối sinh lý nhỏ từ 1 - 2 giọt vào mũi bé. Nếu dùng chai nước muối có đầu bơm, bạn phun nước muối vào mũi bé. Cố để nước mũi trong khoang mũi bé khoảng 10 giây.
Cần vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé
Sau khi nhỏ nước muối vào mũi bé, chờ từ 2 - 3 phút, cố gắng giữ đầu bé thấp hơn chân để nước muối đi sâu vào trong khoang mũi. Nước muối sẽ làm loãng chất nhầy, nước mũi sẽ chảy ra. Thì mẹ dùng dụng cụ hút mũi bằng dây, đặt một đầu vào mũi bé, một đầu mẹ ngậm trong miệng. Dùng miệng hút một đầu ống để hút chất nhầy từ mũi bé ra. Ống nhựa sẽ đựng chất nhầy từ mũi bé, chất nhầy sẽ không bị hút ngược vào miệng của bạn. Sau khi vệ sinh mũi cho bé xong, mẹ nên rửa lại dụng cụ hút và để khô.
Vệ sinh mũi bằng bình xịt nước muối: Trước khi vệ sinh, mẹ nên đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên, kê mông cao hơn đầu. Đặt vòi bình xịt nước muối vào sát vách lỗ mũi của trẻ, xịt và ấn giữ liên tục dung dịch vào một bên mũi, để dịch từ từ chảy qua mũi bên kia. Làm tương tự với bên mũi còn lại. Sau khi thực hiện xong cả 2 bên mũi, bạn cần đảm bảo rằng các dịch trong mũi bé đã được làm sạch kỹ lưỡng.
Lưu ý khi vệ sinh mũi cho bé: Nên vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ trước giờ ăn, ngày có thể rửa 2 - 3 lần tùy mức độ; Tuyệt đối không dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ. Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi cho trẻ, đầu ống phải tròn và mềm mại để tránh gây tổn thương cho trẻ; Tránh dùng miệng hút mũi cho bé, vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác;
Tư thế ngủ phù hợp cho bé
Nếu bé ngủ ở tư thế nằm thẳng, đầu thấp, các hệ thống thoát nước mũi sau và chất nhầy khi nuốt trong ngày sẽ dồn về phía cổ họng gây kích thích cổ dẫn tới ho. Bởi vậy, để giảm tình trạng ho nhiều về đêm bạn nên cho bé nằm nghiên người hoặc kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân sẽ giúp tình trạng ho thuyên giảm.
Mẹ cũng lưu ý giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở cổ, gan bàn chân dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.
Lưu ý khi dùng thuốc giảm ho cho bé
Nếu ho đờm ngày càng nặng, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để bác sỹ kê đơn và điều trị kịp thời
Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho bé, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng lại đơn thuốc cũ để giúp trẻ giảm ho mà chưa có chỉ định của bác sỹ.
Nếu bé bị ho kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như ho kèm sốt, đờm xanh hoặc vàng, khó thở, mệt nhiều, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn,… cần đưa bé tới bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Chế độ ăn cho bé
Trẻ dưới 1 tuổi khi bị ho cổ họng bé có thể sẽ bị sưng, xước và đau rát nên bé sẽ ngại ăn hơn. Vì vậy, các mẹ nên cho con ăn những món ấm, mềm và dễ nuốt những vẫn đầy đủ chất như súp, cháo, sữa... Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì thức ăn tốt nhất vẫn là sữa mẹ và sữa bột công thức. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên nghiền thức ăn thật nhuyễn để bé thưởng thức.
Nên bổ sung những thức ăn mềm, lỏng
Trẻ bị ho rất dễ nôn trớ ra thức ăn vừa ăn vào, vì vậy các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đừng ép con ăn quá nhiều một lúc. Trước khi cho bé ăn nên cho trẻ uống 1 thìa cà phê nước ấm, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ nhẹ lên lưng bé nhằm giúp đờm không còn đọng ở cổ. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.
Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả, sữa và bổ sung điện giải bằng cách uống oresol. Nhưng chỉ uống ấm và không được uống lạnh vì uống ấm sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi.
Bình luận của bạn