Nguy cơ béo phì khi dậy thì và trưởng thành sẽ tăng lên nếu trẻ đi ngủ muộn
Chuột rút chân vào ban đêm - Nguyên nhân vì đâu?
Có thể bị méo mặt khi để tóc ướt đi ngủ
Trẻ đi nhón gót chân có nguy hiểm?
Tắt wifi trước khi đi ngủ nếu không muốn làm hại con bạn
Thừa cân/béo phì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, khiến trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp mà còn có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh mạn tính sau này như đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch.
Vừa qua, các nhà nghiên cứu đến từ Đại Học Y Ohio, Hoa Kỳ đã công bố kết quả một cuộc khảo sát về tầm ảnh hưởng của thời gian ngủ tới nguy cơ béo phì ở trẻ khi dậy thì và trưởng thành. Họ chọn ra 977 trẻ khi sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh tại Hoa Kỳ trong năm 1991.
Độ tuổi trung bình khi trẻ tham gia nghiên cứu là 4 – 5 tuổi. Họ chia các em thành 3 nhóm: Nhóm 1 đi ngủ trước 20 giờ, nhóm 2 từ 20 giờ đến 21 giờ và nhóm 3 là sau 21 giờ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đo chỉ số khối cơ thể (BMI) khi các em tròn 15 tuổi.
Kết quả cho thấy, ở nhóm đi ngủ trước 20 giờ, chỉ có 10% trong số đó bị béo phì. 16% là tỷ lệ bị béo phì ở nhóm đi ngủ từ 20 giờ đến 23 giờ. Cuối cùng, nhóm đi ngủ sau 21 giờ có tỷ lệ béo phì cao nhất, chiếm tới 23%.
Bà Sarah Anderson - Tác giả nghiên cứu, nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Đại Học Y Ohio, Hoa Kỳ chia sẻ: "Dù chưa biết nguyên nhân làm giảm tỷ lệ béo phì sau này ở nhóm đi ngủ trước 20 giờ, nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định tầm quan trọng trong việc tạo thói quen đi ngủ sớm cho trẻ của các bậc phụ huynh".
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Pediatrics.
Bình luận của bạn