Top 10 thành tựu y tế cần theo dõi cho năm 2017

Xu hướng chăm sóc sức khỏe 2017 là gì?

3 chế độ ăn uống giảm cân tồi tệ nhất năm 2016

Top 10 xu hướng tập luyện hot nhất 2017

Thực phẩm nào nhiều calorie nhất?

Top 20 địa danh HOT nhất thế giới năm 2017

1. Ứng dụng microbiome về ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh

Đại đa số giới y khoa đều công nhận rằng phần lớn các vấn đề sức khỏe của con người bắt đầu từ đường ruột. Vì thế, microbiome - hệ sinh thái gồm hàng trăm ngàn tỷ vi sinh vật gồm vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh… đang sinh sống và bao phủ mọi ngóc ngách cơ thể có thể giúp xác định DNA, phát hiện khuynh hướng bệnh và các vấn đề sức khỏe khác của cơ thể. Thực tế, 90% tất cả các bệnh có thể được truy trở lại đường ruột và sức khỏe của microbiome. Những độc tố như gluten, vi khuẩn có hại và bất dung nạp thực phẩm nào đó khiến tiêu hóa gặp khó khăn có thể dẫn đến viêm, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, dị ứng thực phẩm, vấn đề về da và thậm chí cả triệu chứng bệnh tự miễn.

Đó là lý do tại sao việc chăm sóc của sức khỏe đường ruột là rất quan trọng và microbiome sẽ là “mỏ vàng” trong ngành công nghiệp sức khỏe 2017.

2. Thuốc đái tháo đường để giảm bệnh tim mạch và tử vong

Trong năm 2012, theo một không kê chưa đầy đủ, có 29,1 triệu người Mỹ bị đái tháo đường và 27,85 triệu trong số đó mắc đái tháo đường type 2. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 7 ở đất nước này và hàng thứ 8 trên toàn cầu. Các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 2 là: Bệnh tim mạch, các vấn đề về thận, mù lòa…

Vì vậy, giới y khoa kỳ vọng là vào năm 2017, các loại thuốc đái tháo đường mới sẽ góp phần giảm bớt các biến chứng nguy hiểm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, nếu bạn hoặc một người thân bị đái tháo đường type 2, hãy cố gắng để đảo ngược bệnh một cách tự nhiên nhờ chế độ ăn uống khoa học, tập luyện điều độ và sử dụng thực phẩm chức năng, trước khi dùng thuốc nhiều hơn.

3. Liệu pháp miễn dịch tế bào để điều trị bệnh bạch cầu và u lympho

Liệu pháp miễn dịch thông qua kích thích hệ thống miễn dịch của chính người bệnh để khôi phục lại sức mạnh cho hệ thống miễn dịch và cung cấp năng lượng cần thiết để tấn công các tế bào ung thư. Liệu pháp này đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh bạch cầu và u lympho.

Trong một thử nghiệm được công bố vào năm 2016, 93% bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính đã thuyên giảm hoàn toàn sau khi điều trị miễn dịch trong khi trước đó nhiều phương pháp điều trị khác đã không có hiệu quả nào.

4. Sinh thiết lỏng (Liquid Biopsies) trong chăm sóc bệnh nhân ung thư

Thủ tục sinh thiết thông thường là lấy mô sống, còn “sinh thiết lỏng” là qua thử máu. Sự phức tạp của sinh thiết thông thường là ở chỗ, các tế bào ung thư rất nhỏ và ADN của nó rất giống với ADN của những mô lành, chưa bị ung thư tấn công. Trong khi đó, với phương pháp sinh thiết lỏng, chỉ cần thủ thuật chọc dò tủy sống đơn giản có thể xác định trạng thái của các khối u não. Nhờ đó, các bệnh nhân sẽ tránh được việc phải phẫu thuật cũng như sinh thiết bình thường bằng kim tiêm.

Mặc dù phương pháp này không mới mẻ gì nhưng nó sẽ không hề lỗi thời vào năm 2017 và hứa hẹn sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân ung thư.

5. Tính năng tự động an toàn cho xe hơi và xe không người lái (Driverless)

Chi phí y tế liên quan đến các vụ tai nạn ô tô thêm lên đến gần 23 tỷ USD/năm ở Mỹ tạo gánh nặng cho cả cộng đồng. Chính vì vậy các nhà sản xuất xe hơi và các công ty công nghệ đang hy vọng rằng có thể thay đổi thực trạng này bằng cách cho thêm các tính năng tự động, chức năng cảnh báo khi tài xế buồn ngủ và hệ thống cảnh báo va chạm.

Xem tiếp Top 10 thành tựu y tế triển vọng nhất 2017


6. Tài nguyên tương tác y tế nhanh (FHIR)

Có nhiều người vì nhiều lý do khác nhau (sợ bệnh viện, sợ bệnh, vấn đề tài chính, quá bận rộn, sợ mất thời gian…) mà không hoặc rất ít khi đi khám bác sỹ. Chính vì vậy, FHIR là giải pháp hoàn hảo khi nó cung cấp các công cụ cho phép người dùng truy cập vào nguồn tài nguyên về lĩnh vực y tế, bao gồm: Các dữ liệu lâm sàng như hình ảnh và các loại thuốc; Dữ liệu hành chính như thanh toán và nhân khẩu học…

7. Ketamine sẽ được dùng làm thuốc chữa bệnh trầm cảm

Trầm cảm dẫn tới tự tử là một thực trạng đang báo động trong xã hội hiện đại. Trong khi một số biện pháp tự nhiên và các loại thuốc kê toa không có tác dụng trên gần 1/3 bệnh nhân trầm cảm, thì ketamine được kỳ vọng là có thể làm tốt nhiệm vụ này.

Ketamine là một loại thuốc thuộc nhóm gây ảo giác (Special K) đã được lưu hành từ những năm 1960. Nó được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho sử dụng vào năm 1970. Hiện tại, một số công ty dược phẩm đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng ketamine cho 2 đối tượng: Những bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc trị trầm cảm khác và những người có nguy cơ tự sát cao (do trầm cảm). Dự kiến, loại thuốc này sẽ được báo cáo kết quả với FDA vào năm 2017 hoặc 2018.

8. Áp dụng diễn họa 3D và thực tế ảo cho phẫu thuật

Diễn họa 3D và thực tế ảo đang dần được áp dụng vào các phẫu thuật tinh tế nhất (như mắt và thần kinh). Công nghệ này làm giảm áp lực và nguy cơ lỗi của ca phẫu thuật. Ca mổ đầu tiên sử dụng công nghệ thực tế ảo truyền hình trực tiếp diễn ra ngày 14/4/2016 tại Bệnh viện Hoàng gia London, Anh với bệnh nhân 70 tuổi bị ung thư ruột đã thành công tốt đẹp.

9. Kiểm tra tự quản HPV (Self-administered HPV Test)

HPV là một loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua đường quan hệ tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Hiện nay, có hơn 100 chủng virus HPV khác nhau, trong đó có ít nhất 13 chủng có thể gây ung thư. Đặc biệt, 2 chủng HPV (HPV16 và HPV18) là thủ phạm chính gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung, 80% ung thư hậu môn, 60% ung thư âm đạo và 40% các bệnh ung thư âm hộ.

Mặc dù đã có vaccine ngăn ngừa HPV nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nên một xét nghiệm HPV tự quản lý là cực kỳ có giá trị. Một bộ xét nghiệm HPV bao gồm: Ống nghiệm và tăm bông. Bạn chỉ cần kiểm tra trên chính mình và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm. Sau đó, các chuyên gia y tế sẽ thông báo cho bạn tình trạng nguy hiểm của virus HPV như thế nào để có thể kịp thời phòng ngừa hay điều trị.

10. Stent tự tiêu (Bioabsorbable stent)

Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 người sử dụng stent kim loại để điều trị chứng nghẽn động mạch vành. Phần lớn các loại ống stent này không phải là vĩnh viễn, chưa kể nhược điểm ức chế lượng máu tự nhiên lưu thông và gây ra các biến chứng ngoài mong muốn, nhất là hiện tượng cục đông máu. Để khắc phục, tháng 7/2016, FDA đã phê duyệt cho phép sử dụng ống stent hấp thụ sinh học hay stent tự tiêu.

Loại stent mới này được chế từ vật liệu polymer có thể tự tiêu sau hai năm làm nhiệm vụ thông tắc động mạch, sau đó được cơ thể hấp thụ giống như chỉ phẫu thuật tự tan. Bệnh nhân không phải dùng chống thuốc đông máu và các giải pháp điều trị khác.

Biết Tuốt H+ (Theo Cleveland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp