Phan Thị Trang gửi lời cảm ơn đến Bộ trưởng Bộ Y tế
Qua Facebook, Bộ trưởng Bộ Y tế giúp gia đình liệt sỹ đảo Gạc Ma
Bộ trưởng Bộ Y tế giúp con của chiến sỹ Trường Sa nhờ Facebook
Bộ trưởng Bộ Y tế công khai địa chỉ Facebook chính thức
Bộ trưởng Bộ Y tế: Có bao giờ được thảnh thơi?
Mới đây, Phan Thị Trang, con gái của một liệt sỹ đảo Gạc Ma đã gửi bức tâm thư lên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến để “trình bày” hoàn cảnh khó khăn và nguyện vọng mong muốn có một công việc làm ổn định để có thể phụ giúp mẹ cùng anh trai nhiều hơn trong cuộc sống.
“Ước mơ của cháu là được trở thành một bác sỹ nhưng vì hoàn cảnh gia đình cháu không có tiền và thời gian học tập nên cháu chỉ đậu cao đẳng điều dưỡng, vì thi đại học y cháu thiếu 2 điểm. Mẹ cháu do vất vả, làm việc quá sức mà một bên thận đã bị teo đi, bên còn lại thì bị sỏi, mẹ bị u xơ tử cung, viêm loét dạ dày tá tràng, thường xuyên phải đi khám và điều trị tại bệnh viện Diễn Châu…
… Giờ cháu đã tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng mà chưa xin được việc làm, khó khăn lại càng đè nặng lên đôi vai mẹ cháu. Cháu có nạp hồ sơ vào các nơi nhưng không được vì họ đưa con em họ vào hết rồi, cháu buồn lắm, mẹ cháu cố gắng vay mượn chạy việc cho cháu nhưng không được.
Trong khi Đảng và Nhà nước nói quan tâm tới gia đình liệt sỹ đảo Gạc Ma nhưng gia đình cháu chưa nhận được sự quan tâm nào. Qua trang Facebook của Bộ trưởng cháu xin bác giúp đỡ cháu và gia đình cháu”.
Câu chuyện xúc động bắt đầu bằng bức tâm thư của Phan Thị Trang chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Y tế đã có cái kết hậu bằng việc em được nhận vào một cơ sở y tế đúng như nguyện vọng của cá nhân em.
Đấy chẳng phải là lần đầu truyền thông và dư luận nói về kiểu xin việc khác người! Xin cảm ơn Bộ trưởng Bộ Y tế và những người lãnh đạo đã thấu hiểu và giải quyết những trường hợp đặc biệt xin việc rất khác người này.
Vì sao chuyện xin việc tại một bệnh viện tuyến huyện lại trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” với Phan Thị Trang? Vì sao khi Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh… vào cuộc rồi mà vẫn phải là… đặc cách tuyển dụng.
Chính sách với người có công và thân nhân người có công đã được minh định rõ ràng trong hàng loạt các văn bản pháp luật. Đáng ra không cần đặc cách tuyển dụng thì Phan Thị Trang cũng có thể thực hiện được “nhiệm vụ bất khả thi” với nhiều người ấy.
Có sự khác nhau gì giữa một Phan Thị Trang với bằng cấp đầy đủ, thuộc đối tượng “bắt buộc” phải ưu tiên; với ý chí, nghị lực tuyệt với để nối bước bố… và một bên là nhiều người… thậm chí còn sử dụng bằng giả?
Hay là: “Vì họ đưa con em họ vào hết rồi, cháu buồn lắm, mẹ cháu cố gắng vay mượn chạy việc cho cháu nhưng không được" như Trang “tâm sự” trong thư?
Người viết mong rằng đó chỉ là "suy đoán" mà thôi!
Quan trọng là cộng đồng đã nhận ra những thay đổi tích cực của ngành y thời gian qua! Xin cảm ơn Bộ trưởng Bộ Y tế vì phản hồi và phản ứng kịp thời này!
Bình luận của bạn