Say nắng và kiệt sức vì nóng có thể gây ra tử vong nếu không có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời
Sinh tố sữa chua hoa quả cho mùa hè oi nóng
Bí kíp giữ sức khoẻ cho bà bầu ngày hè
Trời quá nóng, phát điên là chuyện bình thường!
Hà Nội: Tránh nóng, một phụ nữ mất tích khi tắm ở sông Hồng
1. Tránh khoảng thời gian mặt trời lên đến đỉnh đầu
Tránh xa ánh nắng mặt trời trong thời gian nóng nhất trong ngày (từ 10 giờ đến 16 giờ). Nếu có thể, nên sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn. Nếu bạn cần phải đi ra ngoài khi trời nắng nóng, hãy bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành và mặc quần áo che kín da. Ngoài ra, nên mang theo một chai nước bên mình để bù nước cho cơ thể.
2. Để cơ thể thích nghi với nhiệt
Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ có thể gây ra bệnh tật. Chẳng hạn như, sau khi trải qua một khoảng thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy nghỉ ngơi một chút trước khi bước vào khu vực có máy lạnh. Điều này sẽ giúp cơ thể của bạn dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ. Tương tự như vậy, sau khi ở trong khu vực có điều hóa, nên ngồi trong bóng râm một lúc trước khi đi ra ngoài nắng.
3. Cẩn thận khi tập thể dục
Tập thể dục đã được minh chứng rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn, tuy nhiên bất kỳ hoạt động thể chất vất vả vào ban ngày trong những tháng mùa hè có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn dẫn đến say nắng hoặc kiệt sức vì nóng. Trong những ngày này, bạn nên có kế hoạch tập thể dục phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mình. Đó là:
Tránh tập vất vả suốt cả ngày.
Tránh chơi thể thao ngoài trời trong những giờ cao điểm trong ngày.
Chỉ lập lịch trình các bài tập có cường độ cao trong những ngày mát mẻ.
Nên tập thể dục từ lúc sáng sớm.
Tập aerobic trong nhà và nghỉ ngơi thường xuyên.
Bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập thể dục.
Bạn nên tập thể dục vào lúc sáng sớm để phòng ngừa say nắng
4. Đậu xe ở chỗ mát
Với ô tô, khi đậu xe dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ bên trong xe của bạn tăng lên một cách nhanh chóng làm mức độ oxy trong xe bị giảm sút. Điều này có thể dẫn đến say nắng, thậm chí là tử vong. Với xe máy, nhiệt độ ở yên xe tăng cao sẽ góp phần gia tăng cảm giác khó chịu của cơ thể, từ đó khiến bạn dễ bị say nắng hơn.
5. Pha chế một số thức uống giải nhiệt trong mùa hè
Để tránh say nắng cũng như kiệt sức vì nóng, bạn có thể pha chế một số loại đồ uống giúp hạ nhiệt. Hãy thử làm thức uống mùa hè với bột xoài. Cách làm rất đơn giản, đun sôi 4 - 5 quả xoài, để nguội, đổ vào trong lọ và làm mát bằng tủ lạnh. Khi cảm thấy khát, hòa 2 muỗng canh bột xoài trong một ly nước lạnh. Thêm một muỗng canh đường và một muỗng cà phê muối (nếu bạn thích vị mặn). Uống 2 - 3 lần nước xoài trong ngày để giữ mát cho cơ thể.
Hành tây rất tốt để chống lại tình trạng say nắng. Bạn có thể tiêu thụ củ hành dưới mọi hình thức (tốt nhất là ở dạng thô) để phòng ngừa các bệnh về nhiệt trong mùa hè.
Các loại nước ép rau mùi hoặc rau húng quế cũng rất hiệu quả với tác dụng giữ mát cơ thể.
Uống một ly nước dừa xanh một vài lần mỗi ngày.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ say nắng là uống rượu, mặc quần áo quá chật, hoạt động thể chất với cường độ cao, rối loạn chức năng tuyến mồ hôi và mắc bệnh về tim mạch.
Dấu hiệu chính của say nắng là sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, nhức đầu và chóng mặt, giảm mồ hôi, đau cơ hay yếu cơ, mạch đập nhanh, buồn nôn và nôn, da ửng đỏ, khó thở, thậm chí là mất ý thức.
Bình luận của bạn