Say nắng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
Làm gì để ngăn ngừa say nắng trong mùa hè? (P.1)
Day bấm huyệt chữa say nắng
Say nóng say nắng, dùng thuốc gì?
Say nắng ở trẻ: Chớ coi thường!
6. Mặc quần áo thoáng mát
Trong mùa hè, nên chọn quần áo làm từ vải cotton, linen, vải sọc nhăn và chambray. Một mẹo là bạn nên mặc quần áo sáng màu bởi nó sẽ không hấp thụ nhiệt, giúp giữ cho cơ thể mát mẻ hơn. Đặc biệt, tránh mặc quần áo quá bó sát, nó sẽ ảnh hưởng tới cơ chế tự làm mát của cơ thể qua bài tiết mồ hôi.
Khi đi ra ngoài, che đầu với một chiếc mũ rộng vành. Sử dụng kính râm để bảo vệ đôi mắt của bạn. Ngoài ra, nên mang theo một chiếc ô để che chắn cơ thể tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời.
7. Luôn uống đủ nước
Ưu tiên hàng đầu của bạn trong mùa hè để phòng ngừa say nắng là uống đủ nước. Khi nhiệt độ bên ngoài tiếp tục tăng lên, cơ thể bạn sẽ mất nước nhanh hơn và nhiệt độ cơ thể cũng tăng cao. Bằng cách tăng lượng nước uống vào cơ thể, bạn có thể điều chỉnh lại nhiệt độ của mình, giúp ngăn chặn đổ mồ hôi quá mức và tránh mất nước. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng say nắng.
Trong những ngày nắng nóng, bạn nên:
Nghỉ giải lao và uống nước thường xuyên. Nếu thấy cần thiết, nên cài báo thức nhắc nhở uống nước trên điện thoại.
Luôn mang theo một chai nước tiện dụng để có thể làm vài ngụm nước trong khi làm việc hoặc tập thể dục.
Uống nước thể thao giàu điện giải để bổ sung chất điện giải bị mất.
Uống nước trước và sau khi tập thể dục.
Ngoài nước, sữa và nước dừa cũng là những lựa chọn tốt.
Tránh các loại đồ uống có chứa caffeine hoặc cồn vì chúng có thể khiến cơ thể bị mất nước nhanh hơn.
Lưu ý: Những người có bệnh động kinh, tim, thận, bệnh gan cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tăng lượng nước vào trong cơ thể.
8. Ăn một cách khôn ngoan
Trong những ngày hè nóng nực, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến nhiệt.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong những ngày nắng nóng
Nên thêm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như sữa chua vì nó có tác dụng làm mát cũng như dễ tiêu hóa. Bổ sung nhiều trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao và vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn. Bạn nên:
Tiêu thụ 1 - 2 cốc sữa chua hàng ngày.
Tránh ăn quá no và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Tránh xa những thức ăn nóng cay, nhiều dầu mỡ.
Tăng cường ăn nước canh, súp, các loại ngũ cốc và sữa ít béo.
9. Tắm nước mát
Tắm nước mát giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể bất cứ khi nào bạn cảm thấy nóng. Bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm hoặc đứng dưới vòi hoa sen để những tia nước mát bắn vào người khoảng 10 -15 phút để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Cần lưu ý, tránh ngay lập tức nhảy vào bồn tắm nước mát khi vừa về đến nhà. Nên nghỉ ngơi một thời gian, làm vài ngụm nước mát sau đó mới tắm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Điều này giúp cơ thể không bị bất ngờ trước sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
10. Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Cháy nắng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tự làm mát của cơ thể, do đó hãy bảo vệ mình khỏi bị cháy nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng. Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có hại của mặt trời (UV) có thể làm hỏng làn da của bạn và gây ra các vấn đề khác như vết thâm và nếp nhăn.
Bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên và nên bôi trước khoảng 20 phút khi đi ra ngoài. Ngay cả ngày mưa và mùa đông, bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng.
Trong suốt mùa hè, tránh uống quá nhiều rượu vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đánh giá nhiệt độ của bạn cũng như thúc đẩy nguy cơ mất nước của cơ thể.
Không tập thể dục quá sức và tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Kiểm tra màu sắc của nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu mất nước. Hãy bù nước cho cơ thể nếu nước tiểu có màu vàng hoặc màu hổ phách.
Đóng cửa sổ vào ban ngày và mở nó vào ban đêm khi nhiệt độ đã giảm xuống.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị say nắng, nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống nhiều nước. Nếu có thể, hãy tạt nước mát lên mặt hoặc đi tắm để hạ nhiệt cho cơ thể.
Nếu bạn nhận thấy một người nào đó có biểu hiện say nắng, cần đưa người bị nạn đến khu vực mát mẻ. Nới lỏng quần áo, tạt nước mát vào họ và di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bạn có những triệu chứng như nhiệt độ cơ thể cao, chóng mặt, buồn nôn và ói mửa nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Bình luận của bạn